Các môn học của ngành Kỹ thuật Điện Điện tử là sự quan tâm của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên đang theo đuổi ngành học. Cụ thể, ngành có tên độc lạ này đào tạo những gì – Hãy cùng điểm tên qua bài viết này nhé!
Những kỹ năng được tu luyện tại trường của ngành Kỹ thuật Điện Điện tử
Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có tên gọi đầy đủ là Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ có niềm đam mê với máy móc, thiết bị, muốn được làm các công việc nghiên cứu, lắp ráp, vận hành, sửa chữa,…
Khi theo học chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử, các bạn sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức từ lý thuyết đến thực hành với những nội dung cơ bản như:
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng thiết bị điện, điện tử trong dân dụng và công nghiệp.
- Sửa chữa được các thiết bị điện tử dân dụng: Tivi, bếp từ, tủ lạnh, lò vi sóng, …
- Sửa chữa được các thiết bị điện dân dụng: Quạt điện, máy điện, nồi cơm điện, bình nóng lạnh.
- Sửa chữa được một số lỗi hỏng cơ bản trên điện thoại di động như thay kính màn hình, chạy và cài đặt phần mềm điện thoại di động
- Lắp đặt các hệ thống thiết bị thông minh camera giám sát, smart home
- Thiết kế mạch, lập trình điều khiển các thiết bị thông minh.
- Tư vấn giám sát, vận hành các hệ thống điện tòa nhà cao tầng, phân xưởng, nhà máy.
Một số môn học chủ đạo ngành Kỹ thuật Điện Điện tử
Với ngành Kỹ thuật Điện Điện tử, Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức chủ đạo, đảm bảo nắm chắc, hiểu sâu, thực hành thuần thục và tu luyện khả năng sáng tạo. Đó là một số môn học và nhóm nội dung môn học sau đây:
- Kiến thức giáo dục đại cương: Trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức Khoa học tự nhiên – chú trọng vào Toán học, Vật lý làm nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo.
- Kiến thức cơ sở ngành: Kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi của ngành về Linh kiện và mạch điện tử, Hệ thống số và máy tính, Tin học, Lý thuyết tín hiệu hệ thống thông tin, Xử lý tín hiệu số, Trường điện từ và kỹ thuật siêu cao tần.
- Kiến thức ngành: Kiến thức chuyên sâu về một hoặc một vài lĩnh vực của ngành như: Kỹ thuật điện tử máy tính (Hệ thống nhúng, Hệ thống số, Hệ điều hành nhúng, Hệ thống VLSI, Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối…); Xử lý tín hiệu và truyền thông (Xử lý ảnh, Xử lý tiếng nói, Công nghệ phát thanh truyền hình số, Truyền thông đa phương tiện, Bảo mật thông tin …); Điện tử công nghiệp và tự động hóa, Kỹ thuật Robot công nghiệp.
Các môn học của ngành Kỹ thuật Điện Điện tử mà chúng tôi cập nhật trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn có được cái nhìn cơ bản về ngành học. Các bạn sĩ tử có niềm đam mê với công nghệ kỹ thuật hoàn toàn có thể lựa chọn học tập tại các trường đại học, cao đẳng