Tỷ số bóng đá trực tuyến - Tỷ số trực tiếp nhanh nhất

Tiếng Anh thương mại những năm gần đây đã không còn là cụm từ xa lạ bởi sự nhu cầu tuyển dụng cao cũng như tầm quan trọng của nó trong cuộc sống. Nếu bạn đang quan tâm tìm hiểu về lĩnh vực hay ngành học này thì cùng điểm qua những thông tin hữu tích trong bài viết này nhé!

Chuyên ngành tiếng Anh thương mại giúp sinh viên hội đủ kiến thức và kĩ năng để làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại,…với tiếng Anh là công cụ giao tiếp vượt trội. Thực tế chứng minh, cùng trình độ chuyên môn nhưng người thành thạo tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn trong việc nắm bắt cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp. Đặc biệt, họ có thể khẳng định vị thế của mình ở các doanh nghiệp nước ngoài và thụ hưởng mức thu nhập cao hơn những người không am hiểu ngoại ngữ.

chuyên ngành tiếng anh thương mại
Tìm hiểu về chuyên ngành tiếng Anh thương mại

Tiếng Anh thương mại là gì?

Tiếng Anh thương mại là một trong 2 chuyên ngành trong hệ đào tạo Đại học – Cao đẳng chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. Khác với tiếng Anh sư phạm (tập trung phục vụ cho công tác giảng dạy), ngành tiếng Anh thương mại hướng đến những từ vựng và các kỹ năng bổ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh – doanh nghiệp.

Tiếng Anh thương mại là một chuyên ngành học khá rộng với đầy đủ các bộ môn về ngôn ngữ, văn hóa, kỹ năng,… Ngành học này đáp ứng chuẩn đầu ra khá cao: Cử nhân có thể làm việc tại các cơ quan – doanh nghiệp yêu cầu yếu tố tiếng Anh, cũng như lao động xuất khẩu tại các nước phát triển có sử dụng ngôn ngữ Anh.

Những nội dung cơ bản trong chuyên ngành tiếng Anh thương mại

Với chuyên ngành tiếng Anh thương mại, sinh viên được lĩnh hội một khối lượng kiến thức lớn với những hạng mục chủ đạo:

  • Từ vựng, ngữ pháp và 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết từ cơ bản đến chuyên sâu;
  • Khối kiến thức về đặc trưng con người, văn hóa, lịch sử,… của các quốc gia đang sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính;
  • Kiến thức về kinh tế, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế;
  • Kỹ năng giao tiếp và một số kỹ năng mềm bổ trợ;

Cùng một số bộ môn đại cương cơ sở – tùy theo trường đào tạo và bậc học. Với tiếng Anh thương mại, chuẩn đầu ra sinh viên cần nắm vững và vận dụng hiệu quả:

  • Kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa các nước sử dụng tiếng Anh;
  • Khối kiến thức về kinh tế – thương mại;
  • Hiểu được quy trình làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam.

Học tiếng Anh thương mại ra trường làm việc tại đâu?

Biên tập/Phiên dịch viên

Với công việc biên tập viên, bạn có thể làm việc tại các tòa soạn báo/tạp chí có phiên bản tiếng Anh như: Việt Nam News, Vnexpress, VOV, Tuổi Trẻ News, An ninh thế giới, hay các kênh thông tin có sử dụng tiếng Anh về các lĩnh vực chuyên ngành như: Lập trình website, đồ họa, tin tức giải trí dành cho độc giả nước ngoài.

Còn với Phiên dịch viên, sau tốt nghiệp, bạn có cơ hội việc làm đa dạng từ các cơ quan nhà nước (bệnh viện, trường học,… ) cho đến đơn vị quốc tế, trung tâm thương mại. Đặc biệt, đơn vị yêu cầu số lượng và chất lượng Phiên dịch viên cao nhất chính là các công ty quốc tế và những doanh nghiệp có liên kết nước ngoài.

Hướng dẫn viên du lịch

Nghe qua tưởng như trái ngành, nhưng thực tế, nhiều hướng dẫn viên du lịch đã tìm đến văn bằng Ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại để đáp ứng công việc yêu cầu khả năng ngoại ngữ khá cao này.

Và thực tế, đã có không ít cử nhân tiếng Anh lấn sân sang lĩnh vực du lịch, hay các sinh viên học tiếng Anh song song với chuyên ngành Du lịch để thuận lợi nhất cho công việc trong tương lai.

Làm việc tại các phòng ban trong doanh nghiệp nước ngoài hoặc có liên kết nước ngoài
Với các đơn vị có yếu tố nước ngoài, hầu hết các phòng ban và vị trí đều cần tuyển nhân sự có khả năng tiếng Anh cơ bản. Và với những kiến thức, kỹ năng mềm được học trong chương trình đào tiếng Anh thương mại, các cử nhân tốt nghiệp hoàn toàn có thể apply vào những vị trí tuyển dụng tại các đơn vị đó.

Các phòng ban mà một cử nhân chuyên ngành tiếng Anh Thương mại có thể ứng tuyển như : phòng Kinh doanh, Marketing, Quan hệ đối tác,… Hay các hạng mục công việc có thể kể tới như: trợ lý – thư ký, nhân viên tư vấn – điều hành hoạt động xuất nhập khẩu,….

Những điều cần lưu ý khi học tiếng Anh thương mại

Với đặc thù của ngành học tiếng Anh thương mại, để đạt tới hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc sau này, bạn cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:

  • Trau dồi vốn từ vựng từ những năm học đầu tiên
  • Chủ động trong việc nghiên cứu, học tập, làm bài tập theo đúng hướng dẫn của giảng viên
    Tích cực tham gia các Câu lạc bộ tiếng Anh và giao tiếp với người nước ngoài để nâng cao vốn từ và khả năng giao tiếp
  • Không nên xem nhẹ các môn học về văn hóa, con người hay các bộ môn kỹ năng – bởi đây là những nền tảng quan trọng, giúp bạn dễ dàng thích nghi với môi trường doanh nghiệp và làm việc hiệu quả.

Các môn học gắn với chuyên ngành Tiếng Anh thương mại: Tiếng Anh học thuật Nghe – Nói – Đọc – Viết, Luyện dịch, Văn hóa Anh – Mỹ; Khối kiến thức Quản trị kinh doanh: Quản trị Marketing, quản trị kinh doanh quốc tế, Hành vi người tiêu dùng, Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

Hi vọng rằng, qua bài viết đã giúp các bạn nắm được những thông tin cần thiết về ngành học tiếng Anh thương mại. Nếu còn những băn khoăn về chương trình đào tạo, việc làm hay thông tin tuyển sinh cho ngành học này, bạn hãy để lại comment dưới bài viết này để nhận giải đáp chi tiết nhé!

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – tỷ số bóng đá trực tuyến – Số 1, Phố Kiều Mai, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
ĐT/Zalo: (024)2233.6262 – 0982865962 (Thầy Toản)
Website: matphot.com
Facebook chính: fb.com/ngoaingucongnghehn

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh hồ sơ về địa chỉ trên. Thí sinh cần tìm hiểu thêm về ngành nghề đào tạo, thí sinh liên hệ với tổ tư vấn để được hỗ trợ.

Leave a Reply