Flashcard là phương pháp học ngoại ngữ được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi tích nhỏ gọn, tiện lợi mà cũng rất hiệu quả. Thế nhưng, liệu nó có đúng với tiếng Nhật? Có những nguyên tắc nào cần nhớ khi dùng flashcard học tiếng Nhật? Cùng giảng viên khoa Ngoại ngữ, tỷ số bóng đá trực tuyến tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau.
Có nên dùng flashcard học tiếng Nhật như tiếng Anh?
Mỗi ngôn ngữ trên thế giới này đều có sự khác biệt, vậy nên cách học chúng không thể giống nhau hoàn toàn. Đó là chưa nói đến những ngôn ngữ có sự khác biệt lớn như tiếng Anh và tiếng Nhật. Vậy nên chúng ta không thể áp nguyên si cách dùng flashcard học tiếng Anh sang cho tiếng Nhật.
Khi dùng flashcard học tiếng Anh, bạn chỉ cần phân chia ra là học từ vựng và ngữ pháp, nhưng tiếng Nhật thì hoàn toàn không đơn giản như thế. Riêng việc học từ vựng tiếng Nhật, bạn đã phải tách riêng từ vựng và kanji, đó là trong trường hợp đơn giản nhất. Có nhiều cách học chuyên sâu khác thì việc dùng flashcard còn phức tạp hơn. Vậy nên, khi bắt đầu học tiếng Nhật và sử dụng flashcard, bạn nên tìm hiểu cách học riêng cho ngôn ngữ này để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách làm flashcard học tiếng Nhật
Khi học tiếng Nhật bằng flashcard, bạn nên lựa chọn cách học phù hợp với khả năng tiếp nhận của mình. Nếu là lần đầu sử dụng, bạn có thể tham khảo phương pháp gợi ý sau:
Bước 1: Phân nhóm kiến thức
Lời khuyên là các bạn nên dùng flashcard để học từ vựng, kanji (ở mọi cấp bậc) và cấu trúc câu (từ N3 trở lên) trong tiếng Nhật chứ không nên áp dụng cho ngữ pháp nói chung. Tiếng Nhật có rất nhiều ngữ pháp phức tạp, đặc biệt là các thể và chuyển đổi câu. Với những ngữ pháp cơ bản đó, bạn nên học với giải thích và ví dụ tường tận, trình bày đầy đủ trong sách vở, muốn nhớ lâu hơn thì hãy làm bài tập.
Nhìn chung chúng ta sẽ có 3 bộ flashcard dành cho từ vựng, kanji và cấu trúc câu.
Bước 2: Lên list
Chuẩn bị trước các danh sách (list) từ vựng, kanji, cấu trúc trước khi trình bày lên flashcard. Việc này giúp bạn định hình trước được mình sẽ viết gì vào flashcard cũng như có cách trình bày phần giải thích một cách đầy đủ và khoa học hơn. Ngoài ra, việc biết trước list nội dung sẽ giúp bạn trình bày một cách thống nhất hơn cho cả bộ thẻ.
Bước 3: Làm flashcard
Sau khi đã có nội dung thì công việc bây giờ là trình bày mọi thứ lên flashcard.
Về cấu trúc câu ngữ pháp, ở mặt viết cấu trúc câu, bạn nên sử dụng mực khác màu để nhấn mạnh những thành phần quan trọng, như vậy sẽ hiệu quả hơn. Phần giải thích mặt sau nên trình bày cụ thể, đặc biệt là ngữ cảnh sử dụng, điều này trong tiếng Nhật rất quan trọng, nếu khổ giấy rộng, có thêm ví dụ càng tốt.
Với nhóm từ vựng và kanji thì sẽ có cách học khác nhau. Từ vựng thì có thể áp dụng cách học giống tiếng Anh, nhớ viết đầy đủ chữ kanji và phiên âm Hiragana nhỏ nhỏ lên trên nha. Riêng Kanji thì nên học theo từng chữ một, mặt sau ghi đầy đủ 2 cách học âm ON và âm KUN và các ý nghĩa của nó, nếu ghi được cả nghĩa âm Hán Việt thì càng tốt.
3 nguyên tắc cần nhớ để dùng flashcard học tiếng Nhật hiệu quả
Đối với tiếng Anh, chúng ta có thể linh hoạt cách làm flashcard học ngoại ngữ, tuy nhiên, với tiếng Nhật thì cần một số nguyên tắc cụ thể để áp dụng. Dưới đây là 3 nguyên tắc bạn có thể tham khảo:
1 question – 1 answer (1Q-1A)
Thực tế, nguyên tắc này rất cơ bản như bao cách làm flashcard từ trước đến nay. Đó là mặt trước là phần CÂU HỎI, nội dung ẩn số, mặt sau là CÂU TRẢ LỜI, đáp án của ẩn số. Điểm khác biệt duy nhất của nguyên tắc 1Q – 1A trong tiếng Nhật đó chính là phần giải thích đáp án. Đáp án phải luôn được giải thích rõ ràng hoặc minh họa cụ thể.
Active Recall và Spaced Repetition (Chủ động lặp lại và Lặp từ cách đoạn)
Hiểu một cách đơn giản là bạn không nên bó 1 nhóm flashcard và 1 cái khoen rồi học lặp đi lặp lại theo thứ tự đó từ đầu đến cuối như vẹt. Trừ lúc phải đi ra ngoài, cần cho thẻ vào khoen gọn gàng thì khi học ở nhà, bạn nên xáo trộn chúng. Bạn có thể học theo một thứ tự thể nhất định, nhưng 2-3 ngày 1 lần nên có 1 bài kiểm tra nhỏ. Đó là trộn hết tất cả các thẻ lên rồi chọn bất kỳ một số thẻ để ôn lại xem bạn có thực sự thuộc nghĩa hay không.
Việc này nên lặp lại thường xuyên, lúc trộn từ nên trộn cả từ mới học và từ cũ đã học từ lâu để kết quả đạt được tốt hơn.
Nguyên tắc liên tưởng của Tony Buzan
Nguyên tắc liên tưởng của Tony Buzan được ứng dụng với 2 hình thức đó là học qua hình ảnh và màu sắc. Hình ảnh thì hiểu đơn giản là hình ảnh minh họa. Nếu bạn không thể vẽ, có thể dùng hình cắt dán hoặc mua những bộ bán sẵn. Ngày nay công nghệ hiện đại, nhiều bạn trẻ còn tự thiết kế và in flashcard riêng cho mình để khơi gợi cảm hứng học tập.
Về ứng dụng màu sắc thì có thể lý giải như một thí nghiệm về phản ứng có điều kiện vậy. Khi dùng flashcard học tiếng Nhật, bạn có thể phân ra từng màu và quy ước nhóm nội dung có chúng. Ví dụ thẻ MÀU ĐỎ viết ĐỘNG TỪ, thẻ MÀU XANH viết DANH TỪ, thẻ MÀU VÀNG viết TÍNH TỪ. Về sau, trong quá trình học thì màu sắc sẽ cho bạn những gợi ý ngầm để nắm bắt từ và chủ động nhớ ra ý nghĩa mặt sau.
Việc áp dụng các phương pháp học ngoại ngữ phổ biến ít nhiều đều mang lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên, mức độ hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn áp dụng chúng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc dùng flashcard học tiếng Nhật thì hãy áp dụng ngay những phương pháp trên và chia sẻ lại thành quả đạt được với thầy cô khoa Ngoại ngữ FTC nha!