Học cao đẳng đầu bếp là hướng đi được nhiều bạn trẻ yêu thích công việc đầu bếp lựa chọn bởi được học tập bài bản, học lý thuyết đi đôi với thực hành và có cơ hội việc làm thu nhập khá ổn định. Vậy thực tế, học cao đẳng đầu bếp ra trường là gì, mức lương bao nhiêu? – Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời đầy đủ.
Các chuyên ngành đào tạo hệ cao đẳng về nấu ăn
Với hệ cao đẳng, các bạn sinh viên được đào tạo nghiệp vụ nấu ăn để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp với ngành học Kỹ thuật chế biến món ăn. Đây là chuyên ngành cung cấp cho người học hệ thống kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu, có sự đan xen giữa lý thuyết và thực hành với một số bộ môn chủ đạo:
- Các học phần kỹ thuật cơ sở: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản thực phẩm hạch toán, định mức, xây dựng thực đơn, thực phẩm – sinh lý dinh dưỡng, tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ phục vụ nhà hàng.
- Các môn học cơ sở ngành: Lý thuyết chế biến, Quản trị tác nghiệp
- Kiến thức chuyên ngành: Thực hành chế biến món ăn Việt, Á, u, món tráng miệng, món chay; kỹ thuật cắt tỉa và trang trí tiệc, Tiếng Anh chuyên ngành chế biến; kỹ thuật pha chế đồ uống, bảo vệ môi trường và an toàn trong nhà hàng.
Học Cao đẳng Đầu bếp ra trường làm gì?
Tốt nghiệp cao đẳng Kỹ thuật chế biến món ăn, cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và có thể lựa chọn “làm công ăn lương” hoặc làm chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của riêng mình.
Với làm công, cử nhân ngành Nấu ăn có mức lương hấp dẫn cùng cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với cơ hội thăng tiến cao. Trong đó, có thể điểm tên các hạng mục công việc:
- Phụ Bếp: Đây là vị trí dành cho sinh viên đang học nấu ăn hay các cử nhân mới tốt nghiệp. Vị trí phụ bếp được tuyển dụng khá rộng rãi tại các nhà hàng món Việt, Á, Âu,… với sự phủ sóng nhiều nhất tại các thành phố lớn. Tại đây, các đầu bếp tương lai được trải nghiệm công việc theo trình tự bài bản từ tiếp nhận nguyên liệu thô, sơ chế thô, sơ chế thành phẩm, trang trí món ăn, bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Bếp chính: Sau khoảng 1.5 – 2 năm phụ bếp, các cử nhân ngành Kỹ thuật chế biến món ăn có cơ hội được đứng bếp chính tại những nhà hàng tầm trung. Với vị trí này, bên cạnh việc được kiểm định chất lượng thực phẩm, sơ chế thành phẩm thì bạn được trực tiếp thực hiện những món ăn chính khi đã vượt qua bài kiểm tra chất lượng quản lý nhà hàng.
- Đầu bếp: Vị trí làm việc với cái tên kiêu sa này dành cho những bếp chính có thâm niên, có khả năng sáng tạo ra những công thức độc và lạ mới bên cạnh việc nấu đúng, nấu chuẩn vị. Người đạt đến tiêu chuẩn đầu bếp thường được “chiêu mộ” bởi các nhà hàng, khách sạn 5 sao trở lên, các nhà hàng chuyên món u, Á, đặc sản vùng miền, và đi kèm là mức lương khá “khủng”.
Mức lương phổ biến của cử nhân cao đẳng nấu ăn
Mức lương cho người làm bếp được đánh giá ở mức cao so với mặt bằng chung các ngành nghề hiện nay. Với ngành nghề này, thu nhập của mỗi người sẽ tùy thuộc vào năng lực chuyên môn, vị trí đứng bếp và quy mô nơi làm việc. Trong đó, có thể điểm tên một vài con số tiêu biểu như sau:
- Phụ bếp: Mức lương tại nhà hàng tầm trung khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng
- Bếp chính: Mức lương cho bếp chính tại nhà hàng tầm trung khoảng 9 – 12 triệu, với nhà hàng sang trọng hơn thì mức lương khoảng 13 – 20 triệu mỗi tháng.
- Đầu bếp: Mức lương cho đầu bếp khá đa dạng, tùy theo quy mô nhà hàng, thường khoảng 15 – 25 triệu đồng/ tháng.
Các cấp quản lý tại nhà hàng: Mức lương có sự khác biệt giữa các cấp bậc trưởng nhóm, phó bếp, bếp trưởng, theo thứ tự khoảng: 15, 20, 25 triệu đồng.
Học cao đẳng đầu bếp ra trường làm gì? – Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn có được những thông tin cơ bản. Chúc các bạn có niềm đam mê nấu ăn và mong muốn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp sẽ vững tin học tốt để theo đuổi sự nghiệp và gặt hái nhiều thành công!