Điện tử công nghiệp là một ngành kĩ thuật năng động và có nhiều cơ hội phát triển. Với những bạn đang có ý định học điện tử công nghiệp, chắc hẳn sẽ có những băn khoăn về độ khó của chuyên ngành này. Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.
1. Điện tử công nghiệp là gì?
Để xác định mức độ khó của ngành Điện tử Công nghiệp, trước tiên bạn cần hiểu được bản chất của nó. Điện tử công nghiệp là một chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Bao gồm các hoạt động liên quan đến việc: nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp và bảo trì các thiết bị/ các ứng dụng điện tử công nghiệp.
Ví dụ: đèn chiếu sáng, hệ thống điều khiển tự động, máy tính công nghiệp, hệ thống an ninh, hệ thống đo lường và kiểm soát quy trình sản xuất.
2. Học ngành Điện tử công nghiệp có khó không?
Nhiều người lo lắng không biết liệu bản thân có đủ năng lực để học ngành Điện tử công nghiệp hay không. Bất kể ngành học nào cũng cóp những đặc trưng riêng và phải qua thông qua học hỏi lâu dài mới có thể thành thạo. Học điện tử công nghiệp sẽ không khó nếu bạn luôn có ý thức học tập tốt, ham học hỏi và có phương pháp học đúng đắn.
Trau dồi đầy đủ kiến thức chuyên môn
Để có thể làm việc trong lĩnh vực điện tử công nghiệp thì kiến thức chuyên môn là yếu tố cốt lõi. Đó là lý do bạn cần được đào tạo bài bản qua trường lớp. Tại sinh viên ngành Điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết của một kỹ sư điện tử công nghiệp. Chẳng hạn về: mạch điện, cơ khí, linh kiện, các phương pháp đo lường, lập trình …
Thực hành thường xuyên
Thực hành rất quan trọng đối với ngành học có tính ứng dụng cao như điện tử công nghiệp. Bởi muốn thiết kế, lắp ráp, sửa chữa các thiết bị, ứng dụng điện tử công nghiệp thì bạn cần có kỹ năng thực tế. Mà những kỹ năng này được tích lũy qua quá trình thực hành thường xuyên. Ngoài những giờ học thực hành trên lớp bạn nên tìm tòi, học hỏi từ thực tiễn. Có thể là tự mày mò, sửa chữa các thiết bị cũ mua ở chợ linh kiện hoặc xin những công việc phụ giúp cho các thợ lành nghề.
Không ngừng học hỏi
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, lĩnh vực điện công nghiệp luôn thay đổi không ngừng. Để thích ứng, đòi hỏi kỹ sư điện công nghiệp phải luôn đổi mới tư duy, cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Khi làm việc trong lĩnh vực điện tử công nghiệp bạn phải sử dụng phần mềm và thiết bị hiện đại như: máy hàn, máy in mạch, phần mềm mô phỏng mạch điện, máy đo điện tử,…
Chăm chỉ, kiên trì
Học điện tử công nghiệp không phải là một việc dễ dàng. Đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để học tập và rèn luyện kỹ năng. Nếu bạn không có ý thức chủ động, nỗ lực trong học tập thì rất dễ bị hổng kiến thức. Để đạt được kết quả tốt nhất bạn nên đề ra mục tiêu cụ thể (ví dụ: theo ngày – tuần – tháng). Đồng thời, phải quyết tâm hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
3. Cơ hội nghề nghiệp
Điện tử công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Hiện nay, nguồn nhân lực được đào tạo bằng cấp chính quy về điện công nghiệp còn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu xã hội. Chính vì thế, nếu có bằng cấp chính quy về ngành này, bạn sẽ tiếp cận được rất nhiều cơ hội việc làm.
Một số nơi có nhu cầu cao về nhân lực ngành Điện tử công nghiệp như:
- Các công ty sản xuất; chế xuất
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển thiết bị/ ứng dụng điện công nghiệp
- Các công ty dịch vụ (lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc điện công nghiệp)
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm những công việc liên quan đến điện tử như: thiết kế mạch điện, quản lý và bảo trì hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật,…
Từ những điều trên, có thể thấy học điện tử công nghiệp không phải là một việc dễ dàng. Nhưng nếu bạn có đam mê và quyết tâm bạn hoàn toàn có thể chinh phục và thành công trong lĩnh vực này. Chúc bạn sẽ trở thành một nhân lực chất lượng của ngành Điện tử công nghiệp trong tương lai gần nhất!