Tỷ số bóng đá trực tuyến - Tỷ số trực tiếp nhanh nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, logistics trở thành ngành học dẫn đầu xu thế. Tại các trường cao đẳng, đại học số lượng thí sinh đăng kí hằng năm đều tăng đáng kể. Vậy học logistics chọn cao đẳng hay đại học? Cùng đọc bài viết sau để chọn được môi trường học tập phù hợp nhé.

Ngành logistics hệ cao đẳng

Học logistics chọn cao đẳng hay đại học?

– Yêu cầu đầu vào: Các trường cao đẳng thường xét tuyển theo hai hình thức là xét học bạ THPT hoặc xét điểm thi THPT quốc gia. So với hệ đại học, hệ cao đẳng thường có thời gian xét tuyển và nhập học sớm hơn. Điểm đầu vào dao động khoảng 15 – 20 điểm tùy vào mỗi trường.

– Chương trình đào tạo: Cao đẳng logistics thường tập trung đào tạo các kiến thức, kĩ năng nền tảng nhằm đảm bảo sinh viên có đủ năng lực chuyên môn để làm việc trong lĩnh vực logistics. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành logistics có thể kể đến như: Quản trị logistics, quản trị sản xuất, logistics toàn cầu, logistics vận tải, logistics cảng biển,…

– Thời gian đào tạo: Thời gian đào tạo cho hệ cao đẳng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm. Đây là khoảng thời gian đủ để sinh viên nắm bắt kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng các vị trí việc làm phổ biến trong ngành logistics. Trong đó, phân bổ xen kẽ giữa thời gian học lý thuyết và thực hành. Riêng kì cuối cùng thường dành để thực tập thực tế tại doanh nghiệp.

– Bằng cấp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được bằng cao đẳng chính quy chuyên ngành logistics, có giá trị vĩnh viễn và là một căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp đánh giá năng lực của ứng viên.

Ngành logistics hệ đại học

Học logistics chọn cao đẳng hay đại học?

– Yêu cầu đầu vào: Đối với hệ đại học, yêu cầu đầu vào thường cao hơn so với cao đẳng. Đa phần các trường đại học sẽ xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Bên cạnh đó là hình thức xét tuyển học bạ THPT hoặc xét tuyển một số ít chỉ tiêu thông qua kì thi đánh giá năng lực đặc biệt do trường tổ chức.

– Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo logistics hệ đại học thường mang tính học thuật và chuyên sâu hơn về logistics, quản lý chuỗi cung ứng và các vấn đề kinh tế liên quan. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích, lãnh đạo và quản lý dự án.

– Thời gian đào tạo: Hệ đại học thường có thời gian đào tạo khoảng 4 năm học. Trong đó, các môn chuyên ngành thường được bố trí vào năm 2 trở đi. Thời gian kiến tập thường vào học kì của năm thứ 3 và thời gian thực tập thường vào kì đầu của năm thứ 4.

– Bằng cấp: Tốt nghiệp ngành logistics người học sẽ được cấp bằng đại học chính quy có giá trị vĩnh viễn về chuyên ngành này. Nó được xem là “tấm vé thông hành” giúp họ có cơ hội làm việc ở các công ty lớn trong và ngoài nước.

Những ưu thế khi học logistics hệ cao đẳng so với hệ đại học

Học logistics chọn cao đẳng hay đại học?

Học logistics hệ cao đẳng có nhiều ưu điểm nổi bật. Dưới đây là 3 ưu thế nổi bật:

– Đầu tiên phải kể đến thời gian học tập. So với hệ đại học, hệ cao đẳng bạn sẽ tiết kiệm được 1,5 – 2 năm. Nhờ đó, có thể nhanh chóng gia nhập thị trường lao động.

-Thứ hai là chi phí học tập. Hiện nay, mặt bằng chung chi phí học tập hệ cao đẳng thấp hơn đáng kể so với đại học. Chính vì thế, hệ cao đẳng phù hợp với nhiều đối tượng hơn, nhất là những bạn muốn tiết kiệm chi phí học tập mà vẫn có bằng cấp chính quy.

– Thứ ba là tính thực tế: “Thừa thầy thiếu thợ” là hiện trạng đang diễn ra tại nước ta. Trong khi đó, hệ cao đẳng tập trung vào kỹ năng thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.

Các yếu tố nên cân nhắc khi chọn trường học ngành logistics

Học logistics chọn cao đẳng hay đại học?

– Xác định hệ đào tạo muốn đăng ký: Bạn cần xác định rõ muốn theo học cao đẳng hay đại học để lựa chọn trường phù hợp.

– Xác định mục tiêu của bản thân: Phân tích kỹ lưỡng mục tiêu nghề nghiệp và sự phát triển bản thân trong tương lai giúp bạn chọn đúng hướng đi trong ngành logistics.

– Tìm hiểu thông tin chi tiết về trường: Thông tin về chất lượng đào tạo, uy tín của trường, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên…

– Căn cứ vào tình hình tài chính của bản thân: Chi phí học tập và các khoản phí khác cũng là những yếu tố cần cân nhắc khi chọn trường học ngành logistics. Bạn cần xác định rằng học hệ đại học chắc chắn sẽ tốn kém hơn so với hệ cao đẳng. Bởi thời gian đào tạo dài hơn và chi phí học tập mỗi kì cũng cao hơn.

Quyết định học tập là một bước quan trọng định hình tương lai nghề nghiệp. Hi vọng những phân tích của bài viết “Học logistics chọn cao đẳng hay đại học?” bạn sẽ có được lựa chọn thông minh và phù hợp nhất.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply