Ngành Logistics trong những năm gần đây đang có bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ với hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhờ đó đã giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam. Vậy học Logistics ra trường làm gì? Cùng FTC tìm hiểu nhé!
Cơ hội và thách thức của ngành Logistics
Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics hiện cần thêm khoảng 18.000 lao động, đặc biệt là các lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Nhu cầu nguồn nhân lực lớn cho thấy, tiềm năng và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là vô cùng rộng mở, sinh viên ra trường ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn có thể kiếm được việc làm với lương cao, công việc ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, công việc nào cũng có một số những yêu cầu đòi hỏi nhất định. Nếu muốn làm việc ở trong ngành Logistics ngoài các kiến thức chuyên ngành, bạn cần có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, bởi vì hầu hết các doanh nghiệp Logistics đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, theo đó các tài liệu, biên bản, hợp đồng cũng được trình bày dưới dạng tiếng Anh. Hiện nay, thông thạo một ngoại ngữ sẽ là yêu cầu cơ bản của bất kỳ công ty nào khi bạn ứng tuyển vị trí việc làm.
Ngoài ra, khi làm công việc về xuất nhập khẩu bạn thường sẽ phải phải di chuyển khá nhiều do tính đặc thù của công việc. Vì thế, nếu bạn là người năng động, nhanh nhẹn thì ngành học này sẽ vô vùng phù hợp với bạn.
Theo học Logistics ra trường làm gì?
Các vị trí công việc dành cho những cử nhân chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc như sau:
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics
Ở vị trí này bạn sẽ thực hiện công việc tìm kiếm, tiếp cận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng nhiều nhất để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà bạn làm việc. Bộ phận Sales kinh doanh không chỉ tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp mà còn có trách nghiệm phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác, cũng như uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng.
Nếu bạn đảm nhận công việc này, bạn cần trang bị cho mình khả năng giao tiếp tốt, tính kiên nhẫn và sự tinh tế để nhận ra những mong muốn của khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy.
Nhân viên chứng từ
Nhân viên chứng từ sẽ tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ nhập hàng, xuất hàng được chở trên tàu. Nhân viên chứng từ có trách nhiệm phải đảm bảo tính chính xác của các chứng từ hàng hóa xuất – nhập trên tàu trước khi thông quan, đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục pháp lý.
Nhân viên thu mua
Nghề thu mua là một nghề yêu cầu tính cập nhật cao, bạn phải nắm rõ các thông tin về nguyên vật liệu mới liên tục cũng như cập nhập giá cả của các hàng hóa đó.
Nhìn chung, một chuyên viên thu mua phải đảm bảo rằng các nguyên vật liệu và dịch vụ mà mình lựa chọn để phục vụ cho việc sản xuất của công ty là các nguyên vật liệu và dịch vụ uy tín, chất lượng. Điểm mấu chốt của chuyên viên thu mua là họ phải đưa về cho công ty giá trị tối đa thông qua việc thỏa thuận thời gian và chi phí với nhà cung cấp.
Nhân viên thanh toán quốc tế
Nhiệm vụ của nhân viên thanh toán quốc tế là hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…
Vị trí này đòi hỏi bạn phải hiểu biết về mảng xuất nhập khẩu, các kiến thức chuyên môn về các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, nghiệp vụ ngoại thương,… để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn. Có các kỹ năng: thành thạo tin học văn phòng, thông thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), chịu được áp lực cao, có trách nhiệm, kỷ luật,…
Nhân viên kho bãi, cung ứng
Quản lý kho hàng là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Sản phẩm được lưu trữ, bảo quản, lấy ra bao nhiêu, kho hàng xa trung tâm thì phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao,…tất cả thuộc sự quản lý của nhân viên kho bãi, cung ứng có những kỹ năng, kiến thức và sự phân tích nhạy bén để công việc được thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Nhân viên giao/nhận vận tải
Nhân viên giao nhận là người tổ chức các chuyến vận chuyển hàng tùy theo kế hoạch đề ra bởi cấp trên, đảm bảo việc bốc hàng lên phương tiện và lựa chọn lộ trình phù hợp nhất để thời gian giao nhận hàng được thực chính xác.
Nhân viên giao nhận sẽ chịu trách nhiệm với tất cả các khâu trong việc chuyển các kiện hàng mà mình đảm nhận.
Nhân viên hải quan
Được biết đến như một nghề có thu nhập hấp dẫn nhất mọi thời đại, nhân viên hải quan luôn là công việc thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.
Năng lực chuyên môn của người nhân viên hải quan rất được chú trọng bởi nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất, nhập khẩu và sự luân chuyển hàng hóa giúp cảng không bị ùn ứ.