Ngành Thiết kế đồ họa là một ngành học năng động, sáng tạo đặc biệt phù hợp với những bạn trẻ trong đầu luôn đầy ắp ý tưởng. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết mình có nên trở thành một designer hay không thì trong bài viết dưới đây, FTC sẽ chỉ ra những lý do bạn nên học ngành Thiết kế đồ họa nhé!
Cơ hội việc làm cao, không lo thất nghiệp
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, bất cứ sản phẩm in ấn hay thiết kế quảng cáo, poster, các sản phẩm giải trí, sự kiện đều cần đến bàn tay thiết kế khéo léo để có thể thu hút khách hàng, giúp họ dễ dàng ghi nhớ các thông tin mà bạn muốn truyền tải. Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp càng cần đến nguồn nhân lực có tay nghề thiết kế được ấn phẩm quảng cáo ấn tượng và đặc biệt nắm bắt kịp thời các xu hướng thiết kế mới nhất. Vì vậy, sinh viên học ngành Thiết kế đồ họa ra trường không cần lo lắng thiếu việc để làm.
Thu nhập đáng mơ ước
Với nhu cầu tuyển dụng nhân lực chuyên ngành ngày càng cao, mức lương Thiết kế đồ họa cũng tăng lên nhanh chóng. Trong đó, mức thu nhập phổ biến nhất của nhân viên Thiết kế đồ họa từ 08 triệu đến 12 triệu đồng mỗi tháng, con số này tăng lên 20 triệu đồng một tháng với vị trí đòi hỏi kinh nghiệm 02 – 04 năm. Và có thể tăng lên gấp 3 lần với những chuyên gia Thiết kế với đủ khả năng làm việc tự do ().
Như vậy có thể thấy, so với các ngành nghề khác thì thiết kế đồ họa có mức thu nhập đáng mơ ước. Bạn chỉ cần có đủ kiến thức, đam mê, sự chăm chỉ làm việc và tìm các công việc làm thêm trong hoặc ngoài nước thì chắc chắn mức thu nhập của bạn không giới hạn.
Môi trường làm việc năng động
Công việc của thiết kế đồ họa quan trọng nhất là cần thúc đẩy sự sáng tạo và ý tưởng hay. Bởi vậy môi trường làm việc của designer ở các công ty thiết kế thường sẽ được trang trí trẻ trung, năng động, trưng bày nghệ thuật bắt mắt để tạo cảm hứng sáng tạo, làm việc cho nhân viên. Mặt khác, các công ty thiết kế rất coi trọng người tài, bạn có đủ năng lực khả năng thăng tiến của bạn sẽ rất cao.
Công việc thú vị, hấp dẫn
Thiết kế đồ họa là ngành luôn đòi hỏi khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới và sự đầu tư về trí tuệ. Mỗi yêu cầu thiết kế luôn phải khác nhau nên yêu cầu designer luôn có ý tưởng không ngừng nghỉ. Thế nên người làm ngành thiết phải luôn tìm tòi, cập nhật xu hướng mới trong nước và quốc tế, tạo ra những hình ảnh độc đáo kết hợp với các thông tin mang ý nghĩa truyền tải được thông điệp đến cho người xem. Một sản phẩm thiết kế thành công là khi sản phẩm đó được công chúng đón nhận và lan truyền mạnh mẽ.
Thời gian làm việc linh hoạt
Như đã nói ở trên, nếu như các công việc khác thường ấn định làm việc văn phòng 8 tiếng làm việc/ngày thì người làm ngành Thiết kế đồ hoạ lại khác, họ có thể lựa chọn các dự án công việc tự do. Hoặc cho dù họ có làm cho một công ty nhất định thì đặc tính yêu cầu về nghệ thuật, cảm hứng nên những nhà thiết kế đồ họa thường không bắt buộc phải luôn có mặt ở văn phòng theo khung giờ cứng nhắc, mà họ có thể thỏa sức thả trí tưởng tượng, sáng tạo sản phẩm thiết kế của mình trong những không gian khác nhau miễn là họ hoàn thành đúng tiến độ công việc và các yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như khách hàng.
Cơ hội đạt nhiều giải thưởng
Hiện nay, các cuộc thi về đồ họa được tổ chức ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhỏ khác nhau được mở ra ở trong và ngoài nước như: thi thiết kế logo, thiết kế poster, thiết kế tranh, ảnh minh họa, thiết kế bìa sách, trang bìa tạp chí,… bạn có thể tham gia thử sức, va chạm, học hỏi kinh nghiệm, giành giải thưởng về cho mình, và tạo dựng profile cho bản thân.
Với những lý do bạn nên học ngành Thiết kế đồ họa mà bài viết đã đề cập, có thể nhận thấy Ngành Thiết kế đồ họa có rất nhiều tiềm năng. Bởi thế mà ngành này đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Số lượng hồ sơ đăng ký Ngành Thiết kế đồ họa vào mỗi mùa tuyển sinh là rất lớn. Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội luôn có chương trình đào tạo chuyên ngành Thiết kế đồ họa bài bản sâu sát thực tiễn với triết lý giáo dục “Tiên phong – Sáng tạo – Hội Nhập”. Theo học tại Trường, bạn sẽ được trang bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực hành từ cơ bản đến nâng cao.