Tỷ số bóng đá trực tuyến - Tỷ số trực tiếp nhanh nhất

Chăm sóc sắc đẹp ngày càng trở thành ngành nghề và ngành học “hot” bởi nhu cầu cao từ xã hội cũng như xu hướng muốn được học một nghề thời thượng của các bạn trẻ. Vậy, mã ngành chăm sóc đẹp là bao nhiêu, có những mã số nào cần ghi nhớ để học và hành nghề? – Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Chăm sóc sắc đẹp – Một mã ngành tuyển sinh cao đẳng chính quy

Chăm sóc sắc đẹp từ một nghề được đào tạo thông qua dạy nghề trực tiếp hay các khóa ngắn hạn đến nay đã trở thành một ngành học chính quy, được triển khai đào tạo với hệ cao đẳng và trung cấp.

Ngành Chăm sóc sắc đẹp hệ chính quy được tổ chức tuyển sinh hàng năm theo hình thức thi chung là xét tuyển học bạ Trung học phổ thông (THPT) hoặc xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia với các mã ngành hiện đang được áp dụng:

ma-nganh-cham-soc-sac-dep-he-cao-dang-chinh-quy

Để tạo điều kiện cho nhiều nhất các bạn trẻ có niềm đam mê với công việc cần kỹ thuật và nghệ thuật cao ngày, hiện các trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp hiện chủ yếu tuyển sinh thông qua xét điểm tổng điểm trung bình 03 năm học THPT với đầu vào chỉ khoảng 18 – 20 điểm.

Các mã ngành để mở dịch vụ kinh doanh Chăm sóc sắc đẹp

Nhắc đến mã ngành Chăm sóc sắc đẹp, bên cạnh mã tuyển sinh, các sinh viên và cử nhân ngành học này cần chú ý một vài mã số về điều kiện kinh doanh dịch vụ. Trong đó, một số ngành nghề đủ điều kiện đăng ký kinh doanh nhóm ngành Chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam bao gồm:

Mã ngành 9610 – Các dịch vụ thẩm mỹ nhằm chăm sóc sức khỏe

Đây là nhóm ngành đặc trưng với các dịch vụ như tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự (không bao gồm các hoạt động thể dục thể thao).

ma-nganh-dich-vu-tham-my-ket-hop-cham-soc-suc-khoe

Cụ thể, nhóm này bao gồm các loại hình dịch vụ:

  • Dịch vụ tắm hơi, tắm nắng
  • Dịch vụ massage.
  • Các dịch vụ thẩm mỹ trị liệu không phẫu thuật

Mã ngành 9631 – Dịch vụ về thẩm mỹ tóc

Đây là mã ngành dành riêng cho nhóm dịch vụ về tóc, bao gồm: cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Đó là các dịch vụ tiêu biểu:

  • Cắt tóc, gội đầu, sấy, uốn, nhuộm, duỗi, ép tóc…
  • Phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi
  • Cắt tỉa và cạo râu.
  • Massage mặt (không xoa bóp), làm móng chân, tay, trang điểm,…

ma-nganh-dich-vu-tham-my-toc

Ngoài ra, bởi đặc thù, dịch vụ làm tóc giả được xếp riêng tách riêng với mã ngành 32900.

Để đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp theo quy định của pháp luật, chủ thể kinh doanh cần lựa chọn 1 trong 2 hình thức: Đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký thành lập công ty.

Sau đó, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, bạn sẽ phải xác định rằng cơ sở làm đẹp của mình có hoạt động massage (xoa bóp) hay không để đăng ký hoạt động với mã ngành đúng chuẩn.

Các mã ngành Chăm sóc sắc đẹp được chúng tôi tổng hợp trong bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn trẻ đang, sẽ theo học chuyên ngành về Thẩm mỹ nắm được những con số cần thiết nhất. Chúc các bạn học tập tốt, vững tay nghề, đồng thời trau dồi những kỹ năng, phẩm chất để gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp của mình!

Đánh giá bài viết

Leave a Reply