Tỷ số bóng đá trực tuyến - Tỷ số trực tiếp nhanh nhất

Các ngành nghề về Công nghệ thông tin đến nay vẫn chưa từng giảm “hot” bởi cung chỉ mới xấp xỉ đáp ứng đủ cầu. Vậy cụ thể, ngành công nghệ thông tin là gì, học gì, mang đến cơ hội việc làm tại những loại hình doanh nghiệp nào? – Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngành Công nghệ thông tin – Nhu cầu mới với nguồn nhân lực chất lượng cao khi kinh tế ngày càng phát triển

Trong thời kỳ hội nhập, ngành Công nghệ thông tin luôn là một trong những ngành mũi nhọn, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nền khoa học kỹ thuật toàn thế giới. Công nghệ về mạng lưới và kỹ thuật truyền thông tin phát triển nhanh đi kèm với yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng.

Điều này là cơ hội cho các bạn trẻ có niềm đam mê với công nghệ, đồng thời cũng mang đến thách thức lớn cho các trường đào tạo hệ đại học, cao đẳng, khi cần phải tổ chức đào tạo sao cho đảm bảo chất lượng về lý thuyết, thực hành, với chương trình và công nghệ luôn cập nhật.

Khái niệm ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin luôn không ngừng “hot” bởi cung chỉ đáp ứng đủ cầu

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để thực hiện các thao tác: chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm công việc ngành Công nghệ thông tin được gọi danh IT (viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: “Information Technology”).

Khối khoa học công nghệ thông tin này mang đến hiệu quả rõ rệt khi phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới, sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính, bao gồm: phần cứng, phần mềm, từ đó cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Ngành Công nghệ thông tin học gì?

Đi cùng với dòng chảy của Công nghệ thông tin là sự đầu tư giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực được triển khai liên tục và không ngừng gia tăng về quy mô, số lượng.

Với ngành học Công nghệ thông tin, sinh viên được nghiên cứu chuyên sâu với các nội dung: Khoa học – kỹ thuật máy tính; Công nghệ phần mềm; Hệ thống thông tin; Mạng máy tính và truyền thông; An toàn thông tin mạng; Kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các bộ phận phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.

Bên cạnh hệ thống kiến thức nền tảng, các bạn sinh viên còn được trang bị tư duy, kỹ năng nghiên cứu phát triển, ứng dụng hệ thống phần mềm.

Nội dung được học ngành Công nghệ thông tin
Ngành học Công nghệ thông tin cung cấp từ kiến thức nền tảng đến chuyên ngành cơ bản, chuyên sâu

Ngoài ra, tại những trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên nhóm ngành công nghệ như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM, Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội,… , sinh viên còn được định hướng, tạo điều kiện để phát triển các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng quản lý thời gian,…

Song hành với việc học tập trên trường, các bạn sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại. Những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn này chính là vốn liếng quan trọng, giúp các bạn trẻ phát huy tối đa các tố chất, khả năng cần của một người IT, đồng thời không bị bỡ ngỡ khi ra làm nghề thực thụ.

Ngành Công nghệ thông tin đào tạo chính quy ở đâu?

Ngành Công nghệ thông tin ngày càng được triển khai đào tạo rộng rãi tại các trường đại học, cao đẳng, hay hệ thống các trường trung cấp, trường dạy nghề trên toàn quốc.

Để được đào tạo bài bản nhất, trang bị cả hệ thống kiến thức và kỹ năng, có cơ hội được thực hành sớm tại doanh nghiệp, các bạn nên chọn học tại các trường đại học, cao đẳng khối ngành Công nghệ có vị trí đào tạo là các thành phố lớn. Một số trường đào tạo trọng điểm ngành Công nghệ thông tin có thể điểm tên như:

Trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin
FTC – Trường đào tạo chính quy ngành Công nghệ thông tin

Khu vực Miền Bắc

  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học FPT
  • Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
  • tỷ số bóng đá trực tuyến

Khu vực Miền Trung

  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Phú Xuân – Huế

Khu Vực Miền Nam

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM
  • Đại học Công nghệ Tp.HCM (Hutech)
  • Đại học FPT
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
  • Trường Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ Tp.HCM

Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam

Mã ngành Công nghệ thông tin

Khi có mong muốn dự tuyển ngành Công nghệ thông tin, các bạn cần ghi nhớ chuẩn xác các mã ngành đạo để lựa chọn đúng trường và tránh sai sót trong quá trình ghi – gửi hồ sơ. Đó là các mã ngành:

  • Hệ đại học: 7480201
  • Hệ cao đẳng: 6480201
Mã tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin được triển khai tuyển sinh, đào tạo hàng năm

Tổ hợp bộ môn và Phương thức tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin

Để theo học ngành Công nghệ thông tin, các thí sinh cần vượt qua kỳ xét tuyển đầu vào với một trong các tổ hợp bộ môn:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
  • D10 (Toán, Địa lý, Tiếng Anh)

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường trọng điểm khối ngành Công nghệ đều áp dụng đồng thời cả hai hình thức tuyển sinh: xét tuyển kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) và xét tuyển học bạ THPT.

Chương trình học ngành Công nghệ thông tin

Khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại các trường đào tạo có sự khác biệt nhất định, tuy nhiên đều bao gồm một số bộ môn chủ đạo:

  • Khối kiến thức chung: Chính trị, Pháp luật, Ngoại ngữ, Kỹ năng mềm, Giáo dục thể chất, Quốc phòng – An ninh,
  • Khối kiến thức cơ bản nhóm ngành: Các bộ môn về Toán – Lý – Hóa đại cương, Tối ưu hóa, Xử lý tín hiệu số
  • Kiến thức cơ sở ngành: Lập trình nâng cao, Lập trình hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Kiến trúc máy tính, Nguyên lý hệ điều hành, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu, Quản lý cơ sở dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Phân tích và thiết kế hướng đối tượng, Thiết kế giao diện người dùng, Thực hành hệ điều hành mạng, Phát triển ứng dụng web, Đồ họa máy tính.
  • Các môn học tự chọn theo phân ngành cụ thể: Các vấn đề hiện đại của hệ thống thông tin, Các vấn đề hiện đại của mạng và truyền thông, Nền tảng các dịch vụ công nghệ thông tin, Các vấn đề Công nghệ thông tin hiện đại.
  • Thực tập chuyên ngành và đồ án tốt nghiệp

Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin được gọi danh Kỹ sư hoặc cử nhân, tùy thuộc vào loại hình và hệ đào tạo. Về chuẩn đầu ra, các bạn đạt được những tiêu chí sau:

Về kiến thức

  • Hiểu và vận dụng được kiến thức toán học cùng các môn khoa học cơ bản trong quá trình học tập, nghiên cứu về Công nghệ thông tin
  • Nắm vững các kỹ thuật, ngôn ngữ, công cụ lập trình và biết cách phân tích thiết kế thuật toán
  • Nắm chắc và thực hiện thuần thục các kỹ thuật phân tích thiết kế hệ thống thông tin, thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp hệ thống, xây dựng phần mềm
Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ thông tin
Các bạn tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc
  • Nắm vững hệ thống kiến thức về mạng máy tính, an toàn thông tin và an ninh mạng, có khả năng vận hành và bảo trì các hệ thống thông tin.
  • Đạt trình độ ngoại ngữ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Về kỹ năng

  • Có kỹ năng phân tích một vấn đề, xác định các yêu cầu, từ đó thiết kế, xây dựng và kiểm thử một chương trình, phần mềm, hay một một hệ thống, và có khả năng lựa chọn, áp dụng linh hoạt theo nhu cầu mong muốn.
  • Có kỹ năng thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp
  • Biết cách tiếp cận các công nghệ mạng mới và thành thạo trong vấn đề bảo mật hệ thống mạng, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.
  • Có kỹ năng đọc hiểu về kiến thức chuyên môn, viết báo cáo kỹ thuật, trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn.
  • Các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc: Thuyết trình, làm việc nhóm, làm việc độc lập.
  • Có khả năng ngoại ngữ cơ bản để làm việc trong doanh nghiệp cần đọc hiểu và giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh

Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì? Ở đâu?

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, với định hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2025, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, và nhu cầu nhân lực có sự gia tăng trung bình khoảng 1.3% mỗi năm.

Mặt khác, có một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành nghề về công nghệ này, đó là thực tế đã chứng minh rằng nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây.
Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, cử nhân có thể đảm nhiệm một trong các vị trí sau:

  • Lập trình viên phần mềm (Coder): người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm trên nền tảng website phiên bản máy tính và các app trên ứng dụng điện thoại di động.
  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm (Tester): Trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính
  • Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin

Bên cạnh làm việc giờ hành chính tại các doanh nghiệp, người cử nhân hay kỹ sư có chuyên môn vững ngành Công nghệ thông tin có thể tự nhận thêm các dự án ngoài để có thêm nguồn thu nhập, hay có thể thành lập doanh nghiệp chuyên về lập trình và các ứng dụng máy tính của riêng mình.

Mức lương cho cử nhân ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là lĩnh vực mang đến thu nhập thuộc top cao trong hệ thống nghề nghiệp tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Mức lương cho người làm nghề Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin mang đến việc làm rộng mở với mức lương hấp dẫn

Làm việc trong môi trường thuần Việt hay doanh nghiệp có liên kết nước ngoài, mức lương cho người Lập trình viên và chuyên viên dao động khoảng 8 – 25 triệu VNĐ/tháng.

Với cấp chuyên gia, quản lý, hay lập trình viên tại doanh nghiệp nước ngoài hoặc nhận dự án nước ngoài, mức lương có thể lên khá cao, khoảng 45 – 80 triệu VNĐ/tháng.

Cơ hội du học ngành Công nghệ thông tin

Với Công nghệ thông tin – một ngành đang và sẽ có sự phát triển không ngừng, các bạn trẻ có cơ hội tích lũy kiến thức chuyên sâu, nâng cao, và “nhảy mức lương” khi du học tại các nước phát triển.

Hiện tại, các bạn sinh viên “rinh” những suất học bổng du học từ khoảng năm 2 hoặc sau khi tốt nghiệp. Và tại một số trường, các bạn có cơ hội du học ngắn hạn trong thời gian 0.5 đến 1.5 năm tại những trường đại học nổi tiếng mà nhà trường liên kết theo chính sách trao đổi sinh viên.

Một số quốc gia phát triển ngành Công nghệ thông tin mà các bạn sinh viên hay cử nhân có thể ưu tiên khi lựa chọn du học đó là: Hoa Kỳ, Astralia, Canada, New Zealand, Anh.

Ngành Công nghệ thông tin là gì, được học gì và mang đến cơ hội việc làm ra sao? Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp các bạn có những hình dung cơ bản. Các bạn đang và sẽ theo học chuyên ngành về công nghệ này hãy cố gắng học chắc từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, từ lý thuyết đến thực hành và tuân theo quy trình với bài tập, lộ trình thực hành, thực tập của trường đào tạo để có nền tảng vững chắc nhất cho sự nghiệp của mình nhé. Chúc các bạn thành công với sự nghiệp của mình!

 

4.2/5 - (5 votes)

Leave a Reply