Tỷ số bóng đá trực tuyến - Tỷ số trực tiếp nhanh nhất

Ngành điện tử công nghiệp là gì, bạn có biết đến ngành này không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về ngành điện tử công nghiệp, tố chất cần thiết để bạn theo đuổi với nghề và sau khi ra trường các bạn sẽ làm việc ở đâu?… Hãy cùng tỷ số bóng đá trực tuyến tìm hiểu qua bài viết này.

Ngành Điện tử công nghiệp là gì
Ngành Điện tử công nghiệp là gì ? Thông tin cần biết về ngành Điện tử công nghiệp

Ngành Điện tử công nghiệp là gì ?

Ngành Điện tử công nghiệp là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thế giới hiện đại. Các sản phẩm điện tử công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tự động hóa và các ứng dụng công nghiệp khác, giúp tăng hiệu suất sản xuất, giảm chi phí và tăng tính an toàn cho người lao động.

Đây là một ngành công nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị điện tử được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và hệ thống tự động hóa. Các sản phẩm điện tử công nghiệp bao gồm các linh kiện điện tử, mạch điện tử, bộ điều khiển tự động và các thiết bị cảm biến, được sử dụng trong các lĩnh vực như sản xuất, vận hành và kiểm soát hệ thống, điện năng, dầu khí, giao thông vận tải, y tế, v.v.

Các sản phẩm điện tử công nghiệp bao gồm một loạt các thiết bị điện tử và phần mềm được sử dụng để kiểm soát các quá trình sản xuất và kiểm soát các hệ thống, như bộ điều khiển logic, các cảm biến, bộ truyền động, mạch điện tử, máy tính công nghiệp, robot và các thiết bị đo lường và kiểm tra. Điều này đòi hỏi các công ty trong ngành phải đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường và giữ vững thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp này.

Thực tế cho thấy các ứng dụng của điện tử công nghiệp rất đa dạng, từ sản xuất ô tô, sản xuất dược phẩm, đóng tàu, sản xuất điện tử, năng lượng và các ứng dụng trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Ngành điện tử công nghiệp còn liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực khác như viễn thông, máy tính, truyền thông và hệ thống điều khiển.

Ngành Điện tử công nghiệp là gì
Ngành Điện tử công nghiệp học những gì

Những kiến thức được trang bị khi theo học ngành Điện tử công nghiệp

Ngành điện tử công nghiệp đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, sản xuất và bảo trì các hệ thống và thiết bị điện tử trong môi trường công nghiệp. Các chương trình đào tạo trong ngành này thường bao gồm các môn học như điện tử, viễn thông, điều khiển tự động, lập trình vi điều khiển, kỹ thuật điện và máy tính, và các môn học khác liên quan đến công nghệ điện tử.

Với các môn học đại cương như: Chính trị, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Kỹ năng giao tiếp, An ninh – quốc phòng, Tin học, Tiếng Anh cơ bản.

Đặc biệt để giúp sinh viên có đầy đủ kiến thức đáp ứng công việc sau khi ra trường, sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức chuyên sâu qua các môn học chuyên ngành quan trọng như: An toàn lao động, Kỹ năng thiết yếu, Thiết kế điện tử bằng máy tính, Điện cơ bản, Đo lường điện tử, Điện tử tương tự, Kỹ thuật cảm biến, Linh kiện điện tử, Trang bị điện, Tiếng Anh chuyên ngành, Điện tử công suất, Kỹ thuật vi điều khiển, Điện tử nâng cao v…v…

Các chương trình đào tạo này có thể tập trung vào các lĩnh vực chuyên biệt như tự động hóa, hệ thống điều khiển, viễn thông, hoặc các ứng dụng điện tử khác trong sản xuất và vận hành công nghiệp.

Tố chất cần thiết để học ngành Điện tử công nghiệp

Trước khi quyết định theo đuổi ngành học Điện tử công nghiệp, bạn cần xác định một số các tố chất sau xem bản thân có phù hợp với ngành hay không để có thể lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

Học giỏi các môn tự nhiên

Các môn tự nhiên là một trong những tiền đề chính khi học các ngành kỹ thuật và điện tử công nghiệp cũng vậy. Đặc biệt, ngành Điện tử công nghiệp liên quan đến các phép toán, các khái niệm vật lý, do đó cần có kiến thức vững vàng về toán học và vật lý để hiểu và áp dụng các khái niệm và công nghệ trong lĩnh vực này.

Bạn cần khả năng tư duy và học hỏi

Để theo đuổi con đường này, bạn cần là người có tư duy logic, khoa học để có thể nắm bắt và xử lý thông tin cần thiết trong các môn học cũng như trong công việc sau này của mình. Và luôn cần thiết, phải là người thích học hỏi và tìm tòi cách làm điện và sửa chữa điện tử, bạn có niềm đam mê với các thiết bị điện tử.

Hơn nữa, đây là lĩnh vực này luôn thay đổi và cập nhật công nghệ mới, do đó cần phải có  khả năng học tập và nâng cao kiến thức để cập nhật và áp dụng các công nghệ mới trong công việc của mình.

Sự kiên trì

Bạn cần có sự kiên trì và tỉ mỉ thì mới có thể theo đuổi với ngành điện tử công nghiệp được, vì các bản mạch hay các thiết bị điện để sửa được hoặc nâng cấp cần có thời gian để nghiên cứu và sự thận trọng trong từng chi tiết.

Kỹ năng làm việc nhóm

Ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng thế. Bạn cần có kỹ năng làm việc theo nhóm, vì đây là một ngành làm việc với các thiết bị điện tử có quy mô lớn, vì vậy bạn không thể làm một mình mà cần phải có sự kết hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành công việc của mình.

Xét tuyển ngành Điện tử công nghiệp như thế nào ?

Năm 2023, tỷ số bóng đá trực tuyến tuyển sinh ngành Điện tử công nghiệp (Mã ngành: 6520225) áp dụng cho các dối tượng có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

Các thí sinh có thể chọn đăng ký một trong 2 phương thức bao gồm: Xét tuyển theo điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (Học bạ). Với nhiều đợt tuyển giúp nhằm đảm bảo quyền lợi của các bạn sinh viên, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên sớm theo học tại trường.

  • Đối với hính thức Xét tuyển theo điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT:

Điểm xét tuyển = Điểm môn Văn + Điểm môn Toán + Điểm môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên ≥ 15,00 điểm trở lên

  • Đối với hinh thức Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (Học bạ):

Điểm xét tuyển = Điểm TBCN lớp 10 + Điểm TBCN lớp 11 + Điểm TB Học kỳ I lớp 12 + Điểm ưu tiên ≥ 16,50 điểm trở lên

Như vậy, với phương thức xét tuyển theo Học bạ các thí sinh chỉ cần điểm Học bạ 05 kỳ là đã có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ngành Điện tử công nghiệp tại FTC.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE

Học Điện tử công nghiệp tốt nghiệp xong làm gì ?

Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp thì cơ hội việc làm với bạn rất rộng mở, khi ngành công nghiệp nước ta được đẩy mạnh phát triển, không chỉ là các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài cũng đầu tư và mở rộng sản xuất công nghiệp ở nước ta.

Ngành Điện tử công nghiệp là gì
Học Điện tử công nghiệp tốt nghiệp xong làm gì ?

Các nhà máy, xí nghiệp mở ra ngày càng nhiều, đây chính là cơ hội để các bạn học ngành điện tử công nghiệp có cơ hội để phát triển bản thân và sự nghiệp của mình. Bạn có thể lựa chọn việc làm cho mình tại một trong những nơi sau:

  • Kỹ sư điện tử công nghiệp làm việc tại các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với công việc liên quan đến các thiết bị điện tử.
  • Kỹ thuật viên cơ khí thang máy làm việc tại các tòa chung cư, cao ốc văn phòng, khu đô thị, trường học, bệnh viện,…
  • Thợ điện làm việc trong bất cứ công ty, doanh nghiệp hoặc tại cơ quan điện quốc gia.
  • Nhân viên bảo trì cơ khí làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp với hệ thống máy móc, ứng dụng công nghệ cao.
  • Các bạn cũng có thể trở thành giảng viên dạy một môn học trong chuyên ngành điện tử công nghiệp tại các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học trên cả nước.
  • Làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các phòng bảo dưỡng bảo trì, các tổ cơ điện, lắp ráp và vận hành các thiết bị điện với vai trò là một kỹ sư điện tử, hoặc là một quản lý kỹ thuật.
  • Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện tử công nghiệp; bạn cũng có thể làm việc với vai trò là nhà tư vấn thiết kế và lắp đặt thiết bị điện, sửa chữa các thiết bị điện – tử điện.
  • Bạn cũng có thể tự mình mở doanh nghiệp kinh doanh về thiết bị, máy móc điện tử công nghiệp để khởi nghiệp cho bản thân.

Mức lương dành cho ngành điện tử công nghiệp

Cùng với sự phát triển và nhu cầu tuyển dụng cao, sinh viên sau tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp nhận được mức lương khá hấp dẫn. Cụ thể như sau:

  • Đối với sinh viên ngành điện tử công nghiệp mới ra trường có thể nhận được mức lương dao động từ 7.5 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Khi bạn đã đi làm được 1 – 2 năm, lúc này bạn đã có kinh nghiệm, chuyên môn và trình độ mức lương tăng lên thành từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Đặc biệt khi bạn có kinh nghiệm trên 5 năm, cùng với tay nghề cao, có thêm kỹ năng về ngoại ngữ, một kỹ sư điện tử công nghiệp có thể nhận được mức lương từ 18 – 30 triệu đồng/tháng.

Qua đây, chúng ta đã thật sự hiểu rõ được Ngành Điện tử công nghiệp là gì và các thông tin liên quan về ngành. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất, chính xác nhất về ngành điện tử công nghiệp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đừng quên truy cập Website của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về công nghiệp tại Việt Nam nhé.

Thông tin liên hệ

tỷ số bóng đá trực tuyến
Địa chỉ: Số 1 Phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
ĐT: (024)2323.6262 – DĐ/Zalo: 0982865962
Website: //matphot.com
Fanpage: fb.com/NgoainguCongngheHN
Email: [email protected]

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply