Nếu bạn có niềm đam mê với việc tạo ra những món ăn tuyệt hảo cho mọi người xung quanh thưởng thức thì ngành Quản trị chế biến món ăn sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bạn. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu học Ngành Quản trị chế biến món ăn làm gì sau khi tốt nghiệp nhé!
Nhu cầu nhân lực ngành Quản trị chế biến món ăn
Ở thời điểm hiện tại, ngành Du lịch – ẩm thực – nghỉ dưỡng vô cùng phát triển và sẽ còn phát triển rực rỡ hơn nữa trong tương lai. Để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, thưởng thức món ăn của các thực khách tại các nhà hàng, khách sạn, resort thì yêu cầu cần 1 lượng lớn nguồn nhân lực chế biến món ăn được đào tạo bài bản. Chính vì thế, ngành Quản trị chế biến món ăn mang lại cho những bạn trẻ cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu và theo học ngành chế biến món ăn để có cơ hội kiếm được cho mình một công việc tốt trong tương lai. Sau khi hoàn thành các môn học ngành Quản trị chế biến món ăn, sinh viên sẽ được trao nhận tấm bằng Cao đẳng chế biến món ăn chính quy cho sự nỗ lực học tập của mình, tấm bằng này có hiệu lực pháp lý được công nhận trên toàn quốc. Nhờ đó, sinh viên sẽ có thể lập nghiệp, tìm được nhiều vị trí công việc đúng chuyên ngành, với mức thu nhập ngành Nấu ăn khởi điểm tốt. Ngoài ra, sinh viên cũng có cơ hội làm việc tại nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Mỹ,… với mức thu nhập bình quân lên đến hàng chục triệu đồng.
Ngành Quản trị chế biến món ăn làm gì?
Phụ bếp – Commis
Đây là vị trí mà những sinh viên mới ra trường thường hay đảm nhận khi mới đi làm. Công việc thường ngày của nhân viên phụ bếp là sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị gia vị, vật dụng để trang trí món ăn… Sau một thời gian làm việc chăm chỉ và tích lũy cho mình một số kinh nghiệm, kiến thức thì bạn có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Yêu cầu đối với một phụ bếp muốn thăng tiến trong công việc là bạn phải làm việc chăm chỉ, nhiệt tình, có tinh thần ham học hỏi để nâng cao tay nghề, kiến thức.
Pantry Chef
Nếu bạn có ưu thế với một đôi bàn tay khéo bạn có thể đảm nhận vị trí Pantry Chef với công việc cắt tỉa hoa quả, trang trí món ăn. Nhiệm vụ của một Pantry Chef là phụ trách việc chuẩn bị, chế biến các món ăn kèm như: khai vị, món kem, salad, các loại hoa quả tráng miệng…
Rotisseur (Meat cook)
Đây là vị trí dành cho những bạn có đam mê với việc chế biến các món ăn từ thịt. Ứng tuyển vào vị trí Rotisseur, bạn cần phải có hiểu biết về từng loại thịt để biết cách sơ chế, tẩm ướp và thực hiện chế biến thịt thành những món ăn có hương vị hoàn hảo nhất.
Entremetier (Vegetable cook)
Entremetier là công việc phụ trách việc chuẩn bị, chế biến các món khai vị gồm các món nóng, các món rau, món trứng… Nhiệm vụ cụ thể của mỗi Entremetier thường khá đa dạng vì nó phụ thuộc vào yêu cầu của từng món ăn khác nhau.
Poissonier (Fish cook)
Poissonier là vị trí dành cho những bạn có thế mạnh trong việc chế biến những món ăn từ cá, hải sản. Mỗi một Poissonier cần có sự am hiểu về đặc điểm của từng loại cá, hải sản để biết được cách sơ chế và chế biến thành món ăn có hương vị tươi ngon nhất. Công việc này thường phổ biến ở những nhà hàng Nhật, ở những nhà hàng này thì thường yêu cầu bạn cần phải có khả năng dùng dao thật chuyên nghiệp để tạo ra những món ăn chất lượng và thẩm mỹ.
Saucier (Người làm nước sốt)
Với nhiều món ăn thì hương vị của nước sốt chính là linh hồn. Tại vị trí bạn sẽ đảm nhận một trong những phần việc quan trọng để tạo nên món ăn hoàn hảo. Công việc chính của các Saucier là chế biến tất cả các loại nước sốt, nước chấm dùng để ăn kèm với các món ăn khác nhau cần đến hương vị đậm đà.
Pastry Chef/ Patissier (Đầu bếp bánh)
Pastry Chef sẽ là một vị trí rất thích hợp cho những bạn yêu thích sự ngọt nào. Đây là công việc giúp bạn luôn ở cạnh vị ngọt thơm của đường, sữa, vani,… khiến bạn luôn cảm thấy thư giãn và thoải mái khi thực hiện công việc thường ngày. Công việc chính của các Pastry Chef là làm các loại bánh có hương vị thơm ngon và trang trí thật bắt mắt.
Station Chef/ Chef de Partie (Trưởng bộ phận bếp)
Trưởng bộ phận bếp là vị trí chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận nhất định trong không gian bếp như: trưởng bộ phận bếp lạnh, trưởng bộ phận bếp bánh,… Vị trí này không chỉ đòi hỏi có kỹ năng tay nghề làm bếp cao mà còn đòi hỏi trình độ quản lý, phân chia công việc, phân công nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình có đủ tố chất để đảm đương vị trí này, hãy mạnh dạn ứng tuyển.
Sous Chef (Bếp phó)
Vị trí bếp phó được xem như là trợ thủ đắc lực hỗ trợ công việc cho bếp trưởng. Vì vậy, yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm của bếp phó trong thực hành công việc cũng rất cao. Bếp phó chịu trách nghiệm quan sát toàn bộ quy trình sơ chế, chế biến để đảm bảo món ăn đạt chất lượng chuẩn nhất.
Executive Chef (Bếp trưởng)
Đối với những bạn sinh viên tài năng, có kỹ thuật chuyên nghiệp và dày dặn trong chế biến món ăn, được thực khách yêu thích thì sẽ có thể đảm nhận vị trí bếp trưởng. Bếp trưởng chịu trách nghiệm điều phối nhân sự làm việc nhịp nhàng, đảm bảo chất lượng, hương vị của món ăn.