Thị trường chăm sóc sắc đẹp ngày càng trở nên “sôi sục” bởi sự nhận thức cùng nhu cầu gia tăng của người dân, cũng như sự chú trọng đầu tư của các chủ kinh doanh dịch vụ và các cơ sở đào tạo ngành nghề này. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến một những thông tin cập nhật nhất về thị trường hiện nay và cơ hội phát triển sự nghiệp cho các bạn trẻ có niềm đam mê với công việc về làm đẹp.
Thị trường Chăm sóc sắc đẹp hiện nay gồm những ngành nghề nào?
“Thị trường chăm sóc sóc đẹp” là cụm từ bao hàm khá rộng, bao gồm cả các dòng sản phẩm dưỡng nhan và hệ thống dịch vụ làm đẹp theo nhiều cấp độ. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin phép tập trung điểm tên những dịch vụ đang phát triển và cần đến nhiều nhất đến lực lượng nhân sự trẻ trung, tài năng.
Chăm sóc da – Spa
Đây là ngành nghề đầu tiên luôn được nhắc đến khi nói về nghề Làm đẹp hay Thẩm mỹ. Chăm sóc da bao gồm 02 nhóm ngành phân chia theo cấp độ phức tạp: Có xâm lấn và không xâm lấn.
- Chăm sóc da không xâm lấn bao gồm: Gội đầu dưỡng sinh, Massage với tất cả các vùng trên cơ thể (cổ – vai – gáy, body, đầu, mặt,…).
- Chăm sóc da có xâm lấn là các thủ thuật trẻ hóa làn da bằng vi kim, phi kim, lăn kim, tiêm filler, tắm trắng công nghệ cao, sử dụng công nghệ laser trong chăm sóc sắc đẹp.
Hai cấp độ làm đẹp này có những yêu cầu tương ứng về bằng cấp và chứng chỉ hành nghề. Với chăm sóc da xâm lấn, người làm nghề cần tốt nghiệp hệ trung cấp trở lên. Còn chăm sóc da không xâm lấn thì hiện chưa có quy định này.
Phun thêu thẩm mỹ
Ngành nghề đặc thù “có xâm lấn” này yêu cầu người kỹ thuật viên có đủ năng lực chuyên môn cùng bằng cấp tiêu chuẩn.
Tùy theo điều kiện hay thế mạnh, mỗi kỹ thuật viên có thể tập trung làm về điêu khắc, phun xăm, hoặc cả hai loại hình dịch vụ này.
Tạo mẫu và chăm sóc tóc
Tóc là một ngành nghề đặc trưng, mới được “sáp nhập” vào chương trình đào tạo về Thẩm mỹ tại các trường cao đẳng, trung cấp.
Giống như tên gọi, người làm nghề thường phụ trách một trong hai, hoặc cả hai dịch vụ: Tạo mẫu, chăm sóc tóc.
Nối mi, làm nail
Chắc hẳn chúng ta đều không xa với những cửa hiệu Nail – Mi. Đây là hai dịch vụ riêng biệt nhưng lại thường được người kỹ thuật viên “ghép đôi” trong quá trình hành nghề.
Nail là dịch vụ chăm sóc móng tay, khắc phục tình trạng móng yếu, dễ gãy, cắt tỉa móng theo những hình mẫu phù hợp với “thân chủ” và vẽ móng với những đường nét, màu sắc để tôn nhất vẻ đẹp của chúng.
Còn Nối mi lại là một môn nghệ thuật đặc thù riêng, với sự kết hợp của những sợi mi giả, nhíp nối, keo. Nối mi giúp bổ sung vào “hàng ngũ” lông mi một số lượng nhất định sợi mi giả với độ dài, kích thước đa dạng, giúp khắc phục tình trạng mi mỏng, mi gãy rụng, mang đến vẻ đẹp như mong muốn cho mỗi khách hàng.
Trang điểm nghệ thuật
Trước đây, trang điểm thường chỉ được giảng dạy với những khóa đào tạo ngắn hạn tại một số trung tâm, nhưng để đáp ứng sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của con người, bộ môn này hiện đã được đưa vào giảng dạy chính quy tại một số trường cao đẳng và trung cấp có chuyên ngành Làm đẹp.
Người thợ trang điểm chuyên nghiệp hiện được chiêu mộ nhiều nhất ở các ảnh viện chuyên nghiệp hay công ty dịch vụ giải trí trong vai trò chuyên viên trang điểm độc quyền cho một hay một số nghệ sĩ.
Bên cạnh mức lương chính từ doanh nghiệp, những người thợ trang điểm tạo được thương hiệu cá nhân còn dễ dàng có được khoản phụ thu thông qua các đơn hàng trang điểm dịch vụ bên ngoài.
Sự phát triển của hệ thống đào tạo chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp hiện nay
Đi cùng với sự phát triển của các nghề thẩm mỹ là sự đầu tư, mở rộng các bộ môn, quy mô đào tạo các ngành học này tại hệ thống các trường, trung tâm trên toàn quốc. Tương ứng với mỗi ngành nghề, hệ thống giáo dục đều triển khai những khóa học đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu theo nhiều cấp độ.
Với cơ sở thẩm mỹ, chủ Spa, Salon hiện vẫn đang triển khai các khóa học ngắn hạn dạy nghề trực tiếp nhân sự mới hoặc đào tạo có thu phí theo chương trình được xây dựng riêng cho các học viên tự do.
Mỗi khóa học này thường dao động trong thời gian 3 – 6 tháng. Tốt nghiệp khóa học, học viên được cấp chứng chỉ của chính cơ sở đào tạo. Chứng chỉ này thực chất chỉ mang tính tượng trưng, không có giá trị về bằng cấp khi tự chủ kinh doanh riêng dịch vụ làm đẹp.
Với trường dạy nghề, các bạn được đào tạo chính quy, hoặc liên thông với các bậc Trung cấp, cao đẳng. Hầu hết hiện này, hai hệ này đều đào tạo tổng hợp các bộ môn làm đẹp với tên ngành học Chăm sóc sắc đẹp.
Tại đây, các bạn được đào tạo theo khung chương trình của từng hệ, được học đầy đủ các môn học chung và lựa chọn phân ngành với một số môn học tự chọn. Khi tốt nghiệp, cử nhân có thể làm việc với một hay một vài bộ môn trong chương trình học, và đặc biệt là được phép đăng ký tên thương hiệu độc quyền.
Bên cạnh đó, các trường cao đẳng, trung cấp còn tổ chức định kỳ những đợt thi cấp chứng chỉ cho đối tượng thí sinh tự do, đáp ứng đủ yêu cầu để các bạn làm việc tại các doanh nghiệp lớn hay tự chủ kinh doanh.
Thị trường chăm sóc sắc đẹp hiện nay đã, đang và sẽ tiếp tục “nóng bỏng”, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm chất lượng, đồng thời tạo cơ hội và cũng là thách thách cho những bạn trẻ có mong muốn được phát triển, khởi nghiệp với lĩnh vực này. Các bạn hãy lựa chọn khóa học phù hợp, tích cực chủ động cập nhật công nghệ mới quyết tâm theo đuổi sự nghiệp rất đẹp mà mình lựa chọn nhé. Chúc các bạn thành công!