Tiếng anh chuyên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có lẽ là một nội dung không quá xa lạ với con người hiện đại, khi mà các thiết bị công nghệ có mặt ở gần như mọi mặt trong đời sống ngày càng, và con người liên tục tiếp xúc một cách vô thức với các thuật ngữ mới. Việc tìm hiểu từ vựng chuyên ngành công nghệ thông tin là cần thiết, đặc biệt là đối với dân IT, để đảm bảo có thể hoàn thành việc học và việc làm. Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Tầm quan trọng của Tiếng anh đối với ngành Công nghệ thông tin
Kỹ sư CNTT đều làm việc với công cụ sử dụng tiếng Anh: Hầu hết các IT đều cần đến những công cụ hỗ trợ cho công việc. Tuy nhiên, các công cụ này đa phần sử dụng tiếng Anh và rất ít trường hợp hỗ trợ tiếng việt.
Kiến thức công nghệ mới đều xuất hiện tiếng Anh: Có thể thấy, ngành CNTT là 1 ngành hot với lượng lớn kiến thức cần nghiên cứu. Đặc biệt, môi trường làm việc càng mở rộng sẽ mang đến nhiều thay đổi mới. Chính vì điều này, một dân chuyên CNTT cần phải biết cập nhật tin tức để nâng cấp công việc. Quan trọng là sự thay đổi công nghệ thường ở các nước tân tiến và họ luôn dùng tiếng Anh. Thế nên, bạn cần học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin thật tốt để nắm bắt cơ hội.
Sự nghiệp phát triển nhờ giỏi tiếng Anh: Không chỉ riêng ngành CNTT mà tất cả những ngành khác hiện nay, những ai có khả năng tiếng Anh tốt đều được đánh giá rất cao. Ngoài ra, mức lương và cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thông tin đối với trình độ tiếng Anh thật sự không hề thấp. Bên cạnh tố chất về Công nghệ thông tin, bạn cần phải có 1 nền tảng tiếng Anh thật chắc thì mới có cơ hội phát triển.
Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin hiện nay
Thuật ngữ máy tính – Computer terminology
- Thuật toán – Algorithm: Thuật toán là một quá trình dựa vào các phép tính hoặc các hoạt động để giải quyết vấn đề (đặc biệt trong lĩnh vực máy tính). Bạn có thể thiết lập một thuật toán máy tính để tạo ra các email dựa trên tên và họ của nhân viên, hoặc để tính lãi suất thu được từ một khoản đầu tư cụ thể hoặc ở bất kỳ công việc nào khác.
- Ứng dụng – Application: Một Application là một chương trình được thiết kế để thực hiện hoặc cung cấp một chức năng cụ thể cho người dùng. Ví dụ: Adobe Photoshop, Corel, Adobe Illustrator,… là ví dụ ứng dụng để thao tác các công việc liên quan đến đồ họa.
- Trình duyệt – Browser: Trình duyệt là một công cụ cho phép bạn truy cập vào mạng internet. Ví dụ như: Chrome, Internet Explorer và Mozilla Firefox.
- Lỗi – Bug: Lỗi là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một vấn đề hoặc một lỗi trong chương trình hoặc máy tính làm cho nó hoạt động không bình thường.
- Cookies: Cookie là các bit dữ liệu mà máy tính sử dụng để thu thập thông tin về lịch sử duyệt web của bạn. Điều này bao gồm thời gian và những ngày mà bạn đã truy cập vào trang web và những từ khóa bạn đã tìm kiếm. Ở nhiều quốc gia, bạn phải ủy quyền cho một trang web nào đó để lưu cookie trước khi bạn truy cập vào trang web.
- Cơ sở dữ liệu – Database: Cơ sở dữ liệu là một bộ dữ liệu được lưu trữ để tiếp cận một cách dễ dàng. Ví dụ, một thư viện có thể có một cơ sở dữ liệu của tất cả các sách trong thư viện đó.
- Máy chủ – Servers: Một máy chủ là một hệ thống máy tính cung cấp dịch vụ cho các máy tính khác và lưu trữ tất cả chúng ở một nơi. Đó là một cách hữu ích cho các máy tính trong một khu vực để chia sẻ thông tin, chẳng hạn như những người làm việc trong cùng một công ty cần quyền truy cập vào cùng một tài liệu.
- Mã nguồn – Source code: Mã nguồn là tập hợp văn bản về hướng dẫn máy tính và được biên soạn thành một chương trình máy tính. Đây là ngôn ngữ máy tính có thể đọc. Đối với người chưa được đào tạo, mã nguồn giống như một bộ sưu tập ngẫu nhiên các chữ cái và biểu tượng
- Virus: Virus là một đoạn mã làm hỏng dữ liệu và làm hỏng hệ thống của máy tính, nó thường làm hỏng chương trình hoặc buộc chúng phải tắt. Virus mô tả thứ làm cho con người bị bệnh, cũng giống như con người có thể bị lây từ những người bệnh khác, máy tính có thể dính virus từ các tệp đính kèm bị nhiễm và từ việc tải xuống.
Chức danh công việc – Job titles
Phân tích máy tính – Computer analysts: Nhà phân tích máy tính là người nghiên cứu về hệ thống máy tính và đề xuất những cải tiến và những thay đổi có thể thực hiện được. Công việc của họ nhằm tạo ra các giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật và ước tính chi phí để phát triển các giải pháp này.
Lập trình viên – Computer Programmers: Lập trình viên là người sử dụng các thiết kế của các nhà phát triển phần mềm để viết mã mà các máy tính có thể thực hiện. Các lập trình viên phát triển một loạt các hướng dẫn, câu lệnh cho phép máy tính thực hiên nhiệm vụ cụ thể.
Quản trị mạng – Network administrators: Nhóm IT cài đặt hệ thống máy tính cho các doanh nghiệp và quản lý mạng của một tổ chức. Trong nhóm này, nhân viên quản trị mạng phải có một sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức công nghệ họ thường là người có trình độ cao nhất trong nhóm.
Nhà phát triển phần mềm – Software developers: Các nhà phát triển phần mềm là những người xây dựng và tạo ra các ứng dụng cho các máy tính giúp các tổ chức và thiết bị hoạt động một cách hiệu quả. Họ là người phụ trách viết và thực hiện mã nguồn của phần mềm.
Một số mẫu câu giao tiếp trong ngành công nghệ thông tin
Do you think technology will replace people in the future? (Bạn có nghĩ rằng công nghệ sẽ thay thế con người trong tương lai ?)
- Facebook and Tiktok are using user-generated content. (Facebook và Tiktok đang sử dụng nội dung do người dùng tạo.)
- We need to catch up with new technologies every day or else we will be left behind. (Chúng ta cần phải bắt kịp công nghệ mới mỗi ngày, nếu không chúng ta sẽ bị tụt hậu.)
- Technology has completely changed the way our brain processes information. (Công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách bộ não của chúng ta xử lý thông tin.)
- The technology is complex and hard to explain, so I’ll put it in layman’s terms to help you understand (Công nghệ này phức tạp và khó giải thích, vì vậy tôi sẽ đặt nó theo thuật ngữ bình dân để giúp bạn hiểu.)
- How has technology impacted education? (Công nghệ đã tác động như thế nào đến giáo dục)
Thanks to the Internet, we have everything at our fingertips. (Nhờ có Internet, chúng ta có mọi thứ trong tầm tay.)
Trên đây là một số chia sẻ về tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin. Hy vọng qua bài viết này của tỷ số bóng đá trực tuyến , bạn đã có thêm vốn hiểu biết về ngành Công nghệ thông tin và cách học tập tiếng Anh cho chuyên ngành này. Nếu vẫn còn những thắc mắc, băn khoăn về việc học tiếng Anh chuyên ngành CNTT, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và xây dựng lộ trình học tập ngay hôm nay!
Thông tin liên hệ
tỷ số bóng đá trực tuyến
Địa chỉ: Số 1 Phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
ĐT: (024)2323.6262 – DĐ/Zalo: 0982865962
Website: //matphot.com
Fanpage: fb.com/NgoainguCongngheHN
Email: [email protected]