Tiếng Anh không chỉ là một ngành học hot mà còn mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho những ai làm chủ được ngôn ngữ này. Cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về ngành tiếng Anh qua bài viết sau đây.
Giới thiệu tổng quan về ngành tiếng Anh
Nếu như ở các cấp tiểu học, THCS, THPT tiếng Anh là một môn học thì lên bậc cao đẳng, đại học nó là một ngành học được đào tạo chuyên sâu. Hiện nay, ngành tiếng Anh là ngành học được đào tạo tại nhiều trường cao đẳng, đại học. Thông thường, chương trình đào tạo cao đẳng tiếng Anh kéo dài từ 2,5-3 năm, trong khi đó hệ đại học kéo dài khoảng 4 năm. Người học sẽ được đào tạo bài bản các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, tiếng Anh chuyên ngành cũng như tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa trong quá trình học ngôn ngữ này. Bên cạnh đó, người học sẽ được phát triển các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, dịch thuật… Sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ được cấp bằng chính quy theo hệ học mà họ đăng kí.
Các hình thức đào tạo tiếng Anh phổ biến
Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu đa dạng của người học, các hình thức đào tạo tiếng Anh ngày càng trở nên linh hoạt. Dưới đây là các hình thức đào tạo tiếng Anh phổ biến:
– Hình thức đào tạo trực tiếp: Người học tham gia các lớp học trực tiếp tại các trường. Đây là hình thức phổ biến và được nhiều người theo học nhất hiện nay. Bởi nó có tính tương tác cao giữa người dạy và người học; giữa những người học với nhau. Từ đó, giúp kiến thức được tiếp thu một cách hiệu quả và có nhiều động lực học tập hơn.
– Hình thức đào tạo trực tuyến: Với sự phát triển của công nghệ, người học có thể đăng ký các khóa học từ xa qua Internet. Điều này giúp người học có thể linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian và không gian học tập. Tuy nhiên, hình thức này cũng đòi hỏi người học phải có sự chủ động và tự giác học tập cao.
– Hình thức đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến: Với hình thức này, chương trình đào tạo sẽ được bố trí hợp lý giữa các tiết học trực tiếp và trực tuyến. Vừa đảm bảo tính tương tác vừa tạo sự linh hoạt về thời gian cho người học.
Ngoài việc tham gia các hình thức đào tạo trên, người học có thể đăng kí các chương trình trao đổi sinh viên nước ngoài, các hội nhóm học tiếng Anh, tự học qua sách báo, phim ảnh, chương trình giải trí… để nâng cao trình độ tiếng Anh một cách hiệu quả.
Các lợi ích khi học ngành tiếng Anh
Học tiếng Anh mang đến nhiều lợi ích không chỉ về mặt tri thức, nghề nghiệp mà còn nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Cùng điểm qua một số lợi ích tiêu biểu mà tiếng Anh mang lại:
– Nâng tầm tri thức: Thành thạo tiếng Anh không đơn thuần là việc bạn có khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ mà nó còn là tiền đề để bạn nâng cao vốn hiểu biết của bản thân. Chẳng hạn, bạn có thể nghiên cứu các tài liệu bằng tiếng Anh về khoa học. Từ đó, mở rộng vốn hiểu biết về lĩnh vực này.
– Tiếp cận nguồn kiến thức khổng lồ: Nhiều tài liệu học thuật, nghiên cứu và tài nguyên giải trí được viết hoặc được sản xuất bằng tiếng Anh. Vì vậy, thành thạo ngôn ngữ này giúp tiếp cận dễ dàng hơn.
– Phát triển cá nhân: Học tiếng Anh giúp phát triển tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và sự hiểu biết sâu sắc về nhiều nền văn hóa khác nhau.
– Tạo dựng mối quan hệ xã hội: Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng chung trên toàn thế giới. Đây cũng là ngôn ngữ chính thức tại nhiều quốc gia. Vì thế, bạn có thể kết nối, giao lưu với bạn bè khắp năm châu thông qua ngôn ngữ này.
– Cơ hội nghề nghiệp: Những người giỏi tiếng Anh có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chuyên môn về tiếng Anh có thể kể đến như: kinh tế, giáo dục, truyền thông, du lịch, văn hóa.
Cơ hội nghề nghiệp khi tốt nghiệp ngành tiếng Anh
Với bằng cấp chính quy về tiếng Anh, bạn có thể tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn. Dưới đây là một số việc làm tiếng Anh phổ biến:
– Giáo viên tiếng Anh: Giảng dạy tại các trung tâm, trường học đào tạo tiếng Anh. Thậm chí bạn có thể tự mở lớp tiếng Anh để chủ động về mọi mặt.
– Dịch thuật viên: Làm việc tại các trung tâm dịch thuật, nhà xuất bản sách.
– Phiên dịch viên: Làm việc theo dự án hoặc các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với nước ngoài.
– Nhân viên tại các công ty có yếu tố nước ngoài.
– Hướng dẫn viên quốc tế: Chuyên hướng dẫn cho các đoàn khách nước ngoài đến tham quan Việt Nam.
– Nhân viên tại các tổ chức phi chính phủ, trung tâm nghiên cứu văn hóa nước ngoài.
Với sự phát triển không ngừng của toàn cầu hóa tiếng Anh càng ngày khẳng định tầm quan trọng của nó trong việc kết nối thế giới. Hi vọng qua bài viết “Tổng quan về ngành tiếng Anh” các bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về ngành học này và những cơ hội mà nó mang lại.