Có thể thấy rằng, năm học lớp 12 là năm quan trọng nhất của học sinh và điều khiến các bạn lo lắng nhất là trượt Đại Học. Nhiều bạn có suy nghĩ tiêu cực cho rằng trượt Đại Học là đi vào ngõ cụt cuộc đời và lo lắng không biết nền làm gì, học gì để nghề nghiệp ổn định, thu nhập tốt.
Tuy nhiên, Đại Học không phải cánh cổng duy nhất và còn nhiều “lối tắt” khác. Hãy cùng FTC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Điểm danh các lý do khiến bạn trượt Đại Học
Rớt Đại Học là điều không ai mong muốn, nhưng các thí sinh trượt Đại Học đều do một trong những lí do sau:
Trượt tốt nghiệp THPT
Hiện nay, để theo học trinh độ Đại Học hay Cao đẳng thì học sinh đều phải tốt nghiệp THPT. Năm 2022, có tới 1.091 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT vì điểm liệt. (điểm thi từ 1 trở xuống)
Bị hủy bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho một vài bạn thí sinh vừa không được tốt nghiệp THPT, vừa không được tham gia xét tuyển Đại học.
Không dự thi đủ số bài thi
Ở trường hợp này, thí sinh đã đăng ký nhưng không tới dự thi đủ số môn như quy định. Và khi bỏ thi thì môn đó sẽ tính 0 điểm và thí sinh rơi vào trường hợp bị điểm liệt. Ở trường hợp này, sẽ không được xét tốt nghiệp và xét tuyển Đại học.
Điểm thi THPT QG thấp hơn điểm chuẩn của trường
Đây là một lý do phổ biến và hiển nhiên trong việc xét tuyển Đại học. Sau khi xét đủ chỉ tiêu tuyển sinh, các trường sẽ công bố điểm chuẩn – mức điểm để trúng tuyển vào ngành học của trường. Khi thí sinh có điểm tổ hợp các môn xét tuyển thấp hơn ngưỡng đầu vào này của trường thì sẽ bị loại.
Kì tuyển sinh 2020 và 2021 có rất nhiều trường hợp hi hữu về việc thí sinh có điểm thi rất cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1 và 2 vì không cạnh tranh lại được các bạn khác.
Hướng đi khác dành cho học sinh trượt Đại học?
Với quan niệm ngày càng hiện đại ngày nay, việc học tại cơ sở giáo dục tư nhân không còn thua kém so với Đại học nữa. Bởi nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên người có tay nghề, có kinh nghiệm thực tế hơn là tấm bằng Đại Học. Và khi trượt Đại Học, bạn có thể lựa chọn những hướng đi mới như:
Ôn tập và tiếp tục thi ở kỳ thi sau
Khi trượt Đại học, bạn có thể thi lại vào kỳ thi THPT QG năm sau. Việc này sẽ tốn thời gian hơn và cũng có thể khiến bạn mất bớt những cơ hội khác. Và khi thi lại vào năm sau thì bạn sẽ là thí sinh tự do, có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức là: thi tất cả các môn hoặc chỉ thi những môn chưa đủ điểm xét tuyển.
Xét tuyển Đại học theo phương thức riêng của trường
Hiện có nhiều trường sử dụng phương thức xét tuyển riêng theo các bài thi Đánh giá năng lực. Điều này giúp mở ra nhiều cơ hội hơn cho thí sinh. Tuy nhiên thường các kỳ thi Đánh giá năng lực thường diễn ra trước kỳ thi THPT QG nên các bạn cần chú ý theo dõi lịch tuyển sinh riêng của các trường.
Du học nước ngoài
Đây cũng là 1 lựa chọn không tồi cho thí sinh không may trượt Đại Học. Khi đi du học, sinh viên sẽ được trải nghiệm nền văn hóa, giáo dục mới, mở ra những hướng đi có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, du học sẽ tốn kém nhiều chi phí và đòi hỏi bạn phải học tốt ngôn ngữ nước ngoài đó.
Xét tuyển bằng phương thức Xét Học Bạ
Xét Học Bạ là phương thức tuyển sinh phổ biến nhất hiện nay ở nhiều trường Cao đẳng và Đại học. Hình thức này dựa trên điểm trung bình lớp 12 theo các tổ hợp môn xét tuyển hoặc điểm trung bình của 3 năm học THPT. Với hình thức này, thí sinh giảm bớt nhiều áp lực thi cử và ôn tập và mở ra nhiều cơ hội lớn khi chẳng may trượt Đại Học.
»Hiện nay, Trường Cao đẳng Ngoại Ngữ và Công Nghệ Hà Nội vẫn đang Xét Học Bạ THPT vào 19 ngành Hot. Thí sinh có thể tham khảo trực tiếp ngay tại đây: Tuyển sinh FTC
So với các chương trình Đại Học, thì hệ Cao đẳng chính quy kéo dài khoảng 3 năm, giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và chi phí hơn, mà vẫn được đảm bảo về lượng kiến thức cũng như kỹ năng mềm. Hơn thế, khi theo học tại FTC, sinh viên sẽ được Cam kết việc làm đầu ra. Đây là một lựa chọn không tồi dành cho học sinh không theo con đường Đại Học.
Lời kết
Trượt Đại Học không phải là dấu chấm hết cho tương lai, và thí sinh có thể lựa chọn nhiều con đường khác. Mỗi con đường khác nhau sẽ mở ra cơ hội mới, chỉ cần bạn nỗ lực thì sẽ nhanh chóng thành công.
Mong rằng với bài viết trên, FTC đã tiếp thêm cho bạn sự tự tin và giúp bạn tìm ra được hướng đi mới cho bản thân. Nếu bạn còn gì thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về ngành học tại FTC thì đừng ngần ngại, liên hệ ngay nhé!