Với sự phát triển và bùng nổ của lĩnh vực công nghệ, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) vẫn luôn thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Vì vậy, việc xác định rõ bản thân có đủ năng lực để học ngành Công nghệ thông tin bằng việc giải đáp câu hỏi để học tốt ngành Công nghệ thông tin sinh viên phải làm thế nào, học ngành CNTT yêu cầu những gì, để học ngành này cần những tố chất nào? sẽ là cơ sở vững chắc cho các bạn trẻ định hướng đúng con đường tương lai khi chọn ngành nghề cho bản thân. Qua đó, các bạn sẽ có góc nhìn đúng ngành nghề và gặt hái thành công trong lĩnh vực giàu trí tuệ này.
Để học tốt ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có những tố chất cơ bản sau
Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ.
Tính chính xác trong công việc: Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của mọi khoa học, cả khoa học về công nghệ máy tính. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
Trình độ ngoại ngữ: Đây là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. Nếu là người thành thạo tiếng Anh, đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn.
Những tố chất cần thiết để học tốt ngành Công nghệ thông tin không chỉ giới hạn ở những tố chất trên. Một IT giỏi, bạn còn phải là người có tư duy phân tích tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình, kiên trì, nhẫn nại, có khả năng làm việc dưới áp lực cao… Tại khoa Công nghệ tỷ số bóng đá trực tuyến , sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để luôn dẫn đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp không ngừng phát triển này.
Các nguyên tắc quan trọng cần nhớ
Trong suốt thời gian học CNTT, tôi quan sát những người học đã đi trước mình, học hỏi từ các bạn bè, và tự rút tỉa từ các kinh nghiệm bản thân. Qua những điều đã học, tôi nhận ra rằng hoàn toàn có thể học tốt ngành CNTT, và điều tạo nên sự khác biệt chính là các nguyên tắc cần khắc cốt ghi tâm.
Nguyên tắc 1: Những ích lợi của học nhóm
Học nhóm (Group-study) được đề cập rất nhiều ngay từ thời chúng ta còn học phổ thông. Nhưng vào thời điểm đó, học nhóm hay không học nhóm, điều đó không mấy khác biệt. Có khác biệt chăng là ta có nhiều cơ hội để chơi đùa với bạn bè hơn. Nhưng ở môi trường đại học, cao đẳng đây là yếu tốt vô cùng quan trọng. Hầu hết mọi sinh viên chúng ta đều chơi trong ít nhất một nhóm bạn nào đó. Hiểu một cách đơn giản, bạn bè là những người có chung một sở thích, suy nghĩ nào đó khiến họ kết hợp lại với nhau. Chúng ta có thể nhận ra có những hình thức kết bạn như sau:
- Xét về quê quán: có nhóm Hà Nội, nhóm Hà Nam, nhóm Vĩnh Phúc, nhóm Bắc Giang…
- Nhóm về nơi ở: có nhóm Ký Túc Xá, nhóm ở chung phòng trọ,…
- Giới tính: có nhóm các bạn nữ, nhóm các bạn nam.
- Thể thao, giải trí: có nhóm đá bóng, nhóm cầu lông, nhóm bơi lội, nhóm chơi game…
- Ăn uống: có nhóm ăn sáng, nhóm đi uống trà đá, nhóm bia hơi…
- Về tình cảm: có nhóm những bạn đang yêu nhau, nhóm những bạn đang tìm hiểu nhau…
- Sinh hoạt xã hội: có nhóm các CLB Đoàn – Hội, nhóm Tình nguyện, nhóm hoạt động cộng đồng,….
Tất cả các nhóm trên, nhóm nào cũng có cái hay của riêng nó. Đời sinh viên của bạn cũng nên “nếm trải” qua mùi vị của vài nhóm. Nếu bạn đang ở trong một nhóm nào đó, thì sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể đưa nhóm mình từ hình thức hiện tại trở thành nhóm những người bạn cùng học tốt CNTT (gọi tắt là nhóm học tốt).
Tuy nhiên, bất kỳ nhóm học tập nào cũng gặp khó khăn, không sớm thì muộn. Có thể là do khó khăn của riêng một cá nhân, chẳng hạn không đủ thời gian, chưa đủ trình độ, không hợp tính,… Cũng có thể cách tổ chức nhóm chưa hiệu quả. Cho dù hoàn cảnh có thật vọng thế nào đi nữa, hãy cố gắng thật kiên trì và tiến lên để đạt được mục đích của mình.
Nguyên tắc 2: Phải biết tự đánh giá mình để học tốt ngành Công nghệ thông tin
Thật vậy, tự đánh giá (Self-assessment) có nghĩa là biết mình đang ở đâu. Ngay học kỳ đầu tiên, có thể bạn sẽ cảm thấy thua thiệt so với một số bạn bè. Nhưng đừng than thở rằng khi còn học THPT, bạn chưa được chuẩn bị được quá nhiều về kiến thức tin học cơ bản, lập trình hoặc là chưa quen đọc sách tiếng Anh. Và đó đôi khi vô tình sẽ trở thành những suy nghĩa tiêu cực và sẽ làm giảm sức phấn đấu của bạn.
Mọi sinh viên trúng tuyển vào ngành CNTT đều dựa trên năng lực của họ, hoàn toàn không căn cứ vào điều kiện hay kiến thức chuyên ngành sẵn có. Tất cả được giả định là bắt đầu từ con số 0. Mọi người cùng có một chương trình học, cùng có một lượng thời gian, hoàn toàn bình đẳng như nhau. Tuy nhiên, ở một góc độ khác nếu bạn đã có sẵn nền tảng về tin học, đấy là một thuận lợi nhất định, nhưng không bảo đảm bạn sẽ học tốt hơn những người không có sự thuận lợi ấy.
Tự đánh giá còn có nghĩa là biết được bản thân mình cần gì và không cần gì. Khi bước vào năm học thứ nhất, học các môn đại cương có thể làm bạn lo lắng không biết mình cần chuẩn bị gì để bước vào chuyên ngành. Và đây là lúc bạn nên cùng với những người xung quanh để hỗ trợ nhau tìm ra hướng đi cho chính mình. Bạn có thể tìm hiểu từ sách báo, từ giảng viên, từ những sinh viên khóa trước. Nhưng quan trọng là bạn phải dám đưa ra một quyết định chính xác mình sẽ chọn lựa hướng đi nào.
Nhưng quan trọng hơn là biết nhận diện những gì thực sự không cần thiết và gạt hẳn chúng sang một bên. Ngành CNTT có rất nhiều lĩnh vực, muốn chuyên sâu vào một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức.
Không chỉ riêng sinh viên CNTT, mà hầu như rất nhiều bạn trẻ Việt Nam có khuynh hướng ôm đồm mọi thứ, kết cuộc là không tinh thông được thứ nào. Tinh thông ở đây có nghĩa là làm được việc trong lĩnh vực đó, hoặc có thể thích ứng nhanh với lĩnh vực ấy khi cần thiết.
Nguyên tắc 3: Tự học để đi tiếp con đường phía trước
Đặc thù của ngành CNTT là kiến thức thay đổi rất nhanh. Thật vậy, nếu chỉ xét khoảng thời gian 3 năm hoặc có thể nhiều hơn học CNTT, tự học chưa hẳn là yếu quan trọng nhất. Nhưng nếu xét đến cả một sự nghiệp trong thời gian dài, thị tự học (Self-study) là điều phải nêu đầu tiên.
Khi còn là 1 sinh viên ngành CNTT, Nhà trường chỉ có thể hỗ trợ cho bạn phần nền tảng (đương nhiên hiện tại nhà trường cũng phải cải cách nhiều mới có thể thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ này), còn bạn phải tự hướng dẫn mình đi trên con đường riêng, nhất là cái kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, anh văn chuyên ngành,… cũng phải tự học là chính.
Một số người nhìn vào các giáo trình tin học dày hàng trăm trang và lắc đầu: “Thật không thể học được, nó quá phức tạp!”. Đúng vậy, không một ai có thể đọc nổi những cuốn sách đó theo cách mà họ nghĩ: đọc toàn bộ từ đầu đến cuối trong một thời gian ngắn rồi thôi. Trong số lượng nhỏ nhoi những cuốn sách tin học mà tôi đã từng đọc, phải thành thật thừa nhận rằng chưa có cuốn nào mà tôi đọc trọn vẹn cả, tức là đọc không sót đoạn nào, giống như đọc tiểu thuyết vậy.
Tuy nhiên, chỉ đọc những phần mà tôi cảm thấy cần thiết vào thời điểm đó, và ít khi nào tôi đọc ngấu nghiến một cuốn sách. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên phải xem lại những sách mà mình đã đọc qua bởi vì có thể ở những lần đọc sau này, tôi mới hiểu ra được vấn đề mà sách muốn trình bày.
Những kỹ năng cơ bản để học tốt Công nghệ thông tin
Theo truyền thống những chứng chỉ quốc tế về mạng và lập trình là lợi thế cho người học CNTT khi đi tìm việc. Tuy nhiên, hiện nay, theo phân tích của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các công ty hay các nhà tuyển dụng đã không còn đặt nặng vấn đề trên mà quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng mềm của người học. Vì vậy bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường bạn sẽ vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình. Một vài kỹ năng cơ bản bạn cần phải nắm vững như sau:
Kỹ năng làm việc nhóm
Như đã nói ở trên, làm việc theo nhóm vừa là 1 nguyên tắc cần thiết đối với 1 sinh viên ngành Công nghệ thông tin và vừa là một kỹ năng quan trọng, ó rất cần thiết đối với sinh viên CNTT nói riêng và sinh viên nói chung.
Hiện này ở Việt Nam, công việc chủ yếu của lập trình viên là gia công phần mềm, lập trình viên chỉ làm một khâu nhỏ trong cả một dự án lớn, có khi làm việc nhóm với nhiều lập trình viên khác nhau trên thế giới, để phối hợp làm việc ăn ý với các thành viên khác đặc biệt là những người khác nền văn hóa, khác ngôn ngữ là rất quan trọng. Trang bị kỹ năng này tốt sinh viên CNTT có thể tạo ra những sản phẩm tốt cho doanh nghiệp sau này.
Khả năng làm việc dưới áp lực cao
Môi trường làm việc của dân CNTT có thể gặp nhiều áp lực. Phải thức khuya hàng tuần hoặc ngủ 3 giờ 4 giờ hàng ngày là điều không khó gặp phải. Điều này không tránh khỏi đem lại những mệt mỏi, stress trong công việc, dẫn đến hiệu suất kém.
Người làm CNTT phải biết cách giúp bản thân mình thư giãn, thời gian rảnh tránh ôm máy tính liên tục. Thư giãn với khí trời sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
Kỹ năng giao tiếp
Người làm bên CNTT giỏi về tư duy logic, làm việc bài bản và độc lập, tuy nhiên họ lại rất kém trong giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục. Công việc của họ thiên về “kỹ thuật” nên họ thường nhìn nhận mọi thứ qua “lăng kính kỹ thuật”.
Cũng bởi kém trong kỹ năng giao tiếp nên họ rất khó tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp người làm CNTT có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân.
Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình
Bản thân những người học CNTT họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình. Họ là người bảo thủ và khó chấp nhận ý kiến phê bình của người khác.
Làm việc với một cái đầu “lạnh” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng khác mà sinh viên CNTT có thể trang bị thêm cho bản thân mình trước ngày ra trường như: kỹ năng viết đơn xin việc, kỹ năng phỏng vấn…
Đối với tất cả sinh viên ngành nghề gì cũng đều cần trang bị cho bản thân mình những “kỹ năng mềm” thật tốt để khi ra trường nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ cho công việc của bạn mà còn rất hữu ích cho cuộc sống nhiều áp lực của bạn sau này.”
Ngoài kiến thức chuyên môn về IT được đào tạo, sinh viên cũng cần trang bị thêm yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, khoa Công nghệ – tỷ số bóng đá trực tuyến luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các sinh viên tham gia vào các công trình nghiên cứu do Khoa và Nhà trường thực hiện nhằm giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mình có dự định theo đuổi, trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp.